Home Bình Luận Zootopia – Ẩn ức bình đẳng trong thế giới lý tưởng

Zootopia – Ẩn ức bình đẳng trong thế giới lý tưởng

Bộ phim “Zootopia” đã trình chiếu hơn 1 tháng nay và nhận rất nhiều lời khen về nội dung dễ thương, hài hước, hình ảnh thiết kế đẹp. Qủa nhiên, “Zootopia” là một tác phẩm kỹ lưỡng trong từng thước phim và chắc hẳn số tiền đầu tư cũng không nhỏ. Nhưng tôi tin, các nhà làm phim của Mỹ không đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức chỉ để làm mộ tác phẩm “dễ thương” hay “đẹp”, bộ phim luôn có thông điệp đằng sau. Một cách rất rõ ràng, “Zootopia” có ẩn chứa rất nhiều thông điệp chính trị.

Trước hết, tôi rất phản đối khi người ta dịch tên phim thành “Phi vụ động trời”. Đó là một sự hạ thấp ý tưởng lớn lao mà các nhà làm phim đặt ra. “Zootopia” là tên thành phố lý tưởng của các loài thú, nhại lại Utopia – hình mẫu xã hội lý tưởng của loài người. “Utopia” là tác phẩm về một xã hội lý tưởng nơi con người sống bình đẳng với nhau, hòa hợp với nhau, được viết vào thế kỷ 15 bởi Thomas Moore. “Utopia” đã tạo ra cảm hứng lớn cho các triết gia, các nghệ sĩ, các nhà khoa học về việc kiến tạo một thế giới đại đồng, trong đó có Chủ nghĩa Cộng sản của Karl Marx. Zootopia không phải là thành phố đại đồng trong mơ, mà là thành phố của sự bình đẳng, nơi thú săn mồi và thú nhỏ (vốn đóng vai trò là con mồi trong tự nhiên) lại bắt tay với nhau cùng chung sống.

Vấn đề bình đẳng ấy chính là điểm mấu chốt dẫn đến rất nhiều xung đột trong bộ phim. Thành phố Zootopia được thống trị bởi những con thú săn mồi (cho dù họ nói rất nhiều về bình đẳng): Thị trưởng Lionheart là một con sư tử, đội cảnh vệ là những con sói, cảnh sát lẫn lộn các giống loài nhưng về cơ bản là những con thú lớn… Những động vật nhỏ đa phần đều là các thành phần dân chúng hoăc viên chức. Đặc biệt chỉ có loài chuột là xây dựng một đế chế riêng, được quản lý bởi một tên trùm Mafia. Ai đó chắc chắn sẽ phải phì cười khi thấy xã hội mà trong đó dân công sở là những con chuột lang béo núc ních, xếp hàng đi nối đuôi nhau, làm gì cũng vội vã; hay các viên chức hành chính dưới hình dạng con lười làm cái gì cũng chậm rãi… Tất cả là ẩn dụ cho các đặc tính tính cách của từng nghề nghiệp, từng giai cấp… trong xã hội loài người. Vấn đề bình đẳng được đặt ra, cũng chính là vấn đề mà ngày nay nền chính trị phương Tây vẫn đang cố gắng thiết lập.

Judy là một cô thỏ xuất thân nông dân và có mơ ước trở thành cảnh sát – nghề vốn chỉ dành cho những con thú lớn và cơ bắt. Nhưng nhờ trí thông minh, cô đã nhanh chóng vượt qua các bài thi khắc nghiệt chỉ dành cho những con thú lớn. Judy có một ẩn ức, đó là cô luôn mặc cảm mình là loài thú nhỏ, yếu đuối, và qua cái bài học, cô biết rằng giống loài của cô chỉ là con mồi. Tuổi thơ của cô bị bao vây bởi những định kiến kỳ thị thú săn mồi bởi gia đình và cộng đồng thú nhỏ tạo ra. Mà định kiến ấy chủ yếu dành cho loài cáo. Chính định kiến ấy lại trở thành động lực để Judy vươn lên và trở thành con thú nhỏ duy nhất làm cảnh sát.

Nhưng ngay buổi làm việc đầu tiên, Judy đã phải giáp mặt với chàng cáo Nick – một kẻ lừa đảo trên phố, và chính Judy cũng bị lừa. Nhưng với ý thức của một cảnh sát, phải bảo vệ bất cứ ai, bất cứ giống loài nào, nên Judy đành phải miễn cưỡng chấp nhận Nick. Vụ mất tích hàng loạt diễn ra trên toàn thành phố Zootopia đã đưa đẩy khiến Judy phải hợp tác với Nick để điều tra. Cũng từ đây, vấn đề bất bình đẳng giữa thú săn mồi và con mồi được đẩy cao hơn.

Bình đẳng ở đây không phải chỉ là chuyện những con thú nhỏ bị coi thường mà còn là những con thú săn mồi bị buộc phải ngang hàng với những con thú nhỏ, thậm chí bị kỳ thị, bị ganh tị, bị đề phòng. Các con thú nhỏ vẫn lo ngại, dù rằng chúng đông hơn và được cung cấp mọi phúc lợi xã hội, chúng e sợ nanh vuốt của thú săn mồi. Cáo Nick là một trường hợp điển hình cho việc thú săn mồi bị hắt hủi và bị chính đám đông thú nhỏ bắt nạt từ thuở còn bé. Rất trùng hợp, tôi đI xem bộ phim này cùng lúc đang viết bài về cuốn sách “Chính trị luận” của Aristotle. Aristotle không ca ngợi suông các lý tưởng về bình đẳng, ông đặt ra vấn đề khó khăn trong việc bình đẳng giữa những người có phẩm chất để cai trị và những người sinh ra là để bị trị. Aristotle rất thích thú với ý tưởng rằng một con sư tử và một con thỏ không thể bình đẳng với nhau, bởi con thỏ không có móng vuốt như sư tử. Và ông cũng phân tích rằng trong xã hội bình đẳng, trên thực tế, giống loài sư tử sẽ bị đẩy ra hoặc bị kỳ thị. Nhóm nhỏ mạnh mẽ ấy lại trở nên yếu thế trước đám đông.

Trợ lý của thị trưởng Lionheart là một con cừu. Giống cừu đã cùng nhau tổ chức một âm mưu lật đổ. Chúng dùng độc hoa “Tiếng tru đêm” để kích động cơn điên hoang dại trong các con thú săn mồi. Thị trưởng Lionheart lo ngại về điều này nên đã bắt nhốt những con thú điên và giấu diếm sự thật. Khi sự việc bại lộ, Lionheart bị truất ghế thị trưởng và đem truy tố. Judy và Nick đã điều tra sự việc đến đó. Khi trả lời báo chí, Judy đã vội vã đưa ra kết luận rằng đó là do khác biệt về DNA giữa thú săn mồi và con mồi. Kết luận này khiến Nick cảm thấy tủi thân và đặc biệt gây chấn động toàn thành phố, khiến các con thú săn mồi bị hắt hủi.

Nhưng tất cả đó là tham vọng của đám cừu, chúng muốn cướp ghế thị trưởng, cướp vai trò lãnh đạo thành phố và đẩy con thú săn mồi xuống đáy xã hội. Việc này có giống thế giới của chúng ta? Những người mạnh mẽ nhất, khác biệt nhất, sinh ra để cai trị… bị coi như những nguy cơ của thế giới, bị bêu xấu, bị gạt bỏ. Nền chính trị thế giới chỉ chấp nhận những chính trị gia “nói lời hay, làm việc tốt”. Những kẻ dám ngang nhiên sống đúng với bản chất của chính trị, nói thẳng toẹt ra mọi ý định của mình sẽ bị truyền thông bôi nhọ. Tham vọng của một con thú săn mồi là đáng sợ và độc tài, nhưng chúng phóng khoáng và chân thật, chúng chấp nhận để các con vật khác cùng tồn tại dưới trướng mình. Tham vọng của những con cừu hủ bại hơn. Chúng làm thấp kém mọi phẩm giá của các cá nhân bằng thuyết đại đồng và bình đẳng, và gạt ra ngoài lề hoặc tận diệt bất cứ ai mạnh mẽ hơn.

Aristotle đề xướng một nền tinh hoa trị, nơi con thú săn mồi xuất sắc nhất làm người cai trị, và quả thực là thế giới hiếm khi có được những nhà lãnh đạo đích thực là một người cai trị, tức là đủ tài năng và trung thực để không che giấu bản chất của mình nhưng cũng không để bản chất của mình xâm hại đến giống loài khác. Còn lại vẫn là nền chính trị của những con cừu hèn yếu, lừa dối và hủ bại.

Cáo Nick và thỏ Judy là hai nhân vật tượng trưng cho lớp người trung lưu. Những người trung lưu có đủ trí tuệ để nhìn thấu rõ bản chất của tất cả, bị đá đi đá lại giữa hai thái cực và nhờ thế mà có thể thông cảm cho tất cả. Tầng lớp trung lưu, như Aristotle phân tích, là nhóm người có đầy đủ cơ hội và điều kiện để cân bằng thực sự cán cân giữa người cai trị và kẻ bị trị. Sự trung lập không phải là lờ vờ, trung lập chính là độc lập. Và chỉ những con người độc lập mới có thể bình đẳng với nhau.

Cái thứ mà chúng ta gọi là thế giới lý tưởng thường gây ra những vấn đề xung đột trầm trọng. Lý tưởng là tốt, nhưng một lý tưởng khi áp vào thực tế thì sẽ thành toàn trị. Lý tưởng có thể dẫn con người đi sai hướng khỏi chính bản chất thực sự của mình và hình thành các định kiến mới. Thứ duy nhất khiến thế giới lý tưởng phơi bày bản chất của mình, đó là sự thật. Sự thật chỉ ra rằng không có thế giới lý tưởng, nhưng một thế giới có thể chấp nhận được các sự thật để thay đổi thì thế giới ấy đang tốt đẹp hơn bất kể chúng có lý tưởng hay không.

Hà Thủy Nguyên

Khi đời sống ngôn ngữ thiếu tính cảm xúc và ngôn từ gợi tả

“Tôi yêu tiếng nước tôi…từ khi mới ra đời…à ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời…”(Trích “Tình ca” của Phạm Duy) Mơ màng trong tiếng ru với giai điệu êm ái, một đứa trẻ lớn lên trong không gian ấy luôn có điểm chạm ngôn ngữ sâu sắc trong tâm trí. Dễ chịu trong vòng tay yêu thương của mẹ, lim dim để mặc những cảm xúc ấm áp dưới biểu hiện của ca từ ngấm vào tâm hồn non nớt, từ đó, lớp

Ma cà rồng & Người sói – Biểu tượng tình dục hoang dã

Nếu ở những thế kỷ trước Ma cà rồng hay Người Sói là nỗi ám ảnh sợ hãi của con người thì ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, những tạo vật độc ác này lại trở thành biểu tượng cho một vẻ đẹp gợi dục đầy khao khát và đam mê. Trào lưu này bắt đầu từ khi hình ảnh của Ma cà rồng mà đại diện là Bá tước Dracula (1950s) và Người Sói (1960s) xuất hiện trên màn ảnh

NHÀ XUẤT BẢN CỦA GS CHU HẢO VÀ MỘT Ý TƯỞNG TRUYỀN BÁ TRI THỨC…

Ngay khi thông tin về việc Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật vì những cuốn sách có tư tưởng chính trị do NXB Tri Thức ấn hành thì lập tức một đợt sóng truyền thông rầm rộ trên Internet và người ta đua nhau đi ôm sách NXB Tri Thức về nhà. Họ khoe nhau những tủ sách ngập sách NXB Tri Thức, những bức ảnh chụp bác Chu Hảo. Có lẽ các siêu sao Việt Nam chẳng ai có bộ sưu tập ảnh

KHI VĂN HÓA ĐỌC THIẾU NỀN TẢNG HỌC THUẬT VÀ PHÁP LUẬT

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa

Cái bi và cảm hứng sử thi trong phim ảnh đại chúng đương đại

Thế kỷ 19 và 20, nhân loại liên tiếp ở trong những cuộc chuyển dịch về tâm thức. Bước ra khỏi thời kỳ Trung cổ, được truyền cảm hứng nhân bản từ các nhà Khai Sáng, con người hướng tới các giá trị bình đẳng. Từ đó, thân phận của những người cùng khổ, những tầng lớp thấp, các bi kịch cá nhân trong đời sống bình thường bắt đầu trở thành đề tài của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trong văn