Home Sáng tác mới Nhảm #23: Nói

Nhảm #23: Nói

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn.
Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt lên những lời vờ như thông thái.
Làm sao để phân biệt?
Trước hết hãy nhớ, đây là lời của tôi, một đứa trẻ đang cố chậm lại tiến trình lớn của mình, để duy trì động lực nói ở mức độ vừa phải.
Phân biệt nhà thông thái thật và nhà thông thái giả, đừng nhìn lời nói, hãy nhìn hành động.
Hoặc nếu không? Hãy chọc tức họ cho tới khi họ có thể phát điên hoặc ta phát điên. Nếu ta phát điên còn họ vẫn bình thản, xin chúc mừng, bạn đã tìm thấy sự thông thái cho chính mình thông qua chứng kiến họ.
Còn một điều này nữa, nhà thông thái nói ngày càng ít, còn kẻ giả mạo sẽ nói ngày càng nhiều.
Đừng lên án những kẻ giả mạo, họ không biết họ đang nói gì đâu, và cũng không biết rằng mình đang giả mạo.
Trẻ con như chúng ta, rất dễ tha thứ, có phải không?

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #10: Thú vị

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm #8: Dân tộc

Tinh thần dân tộc không phải đại diện cho lòng yêu nước, mà là biểu hiện của thứ mặc cảm thua kém. Giống như một tên trọc phú yếu sinh lý, chẳng có gì để tự hào ngoài tài sản của mình và ngồi khư khư ôm mớ tài sản ấy vì sợ mất. Cái gì đại diện cho lòng yêu nước? Còn phải xem định nghĩa thế nào là "nước" đã! Ý niệm đất nước ở mỗi người, mỗi thời đại lại khác nhau

Nhảm #22: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm #19: Sở hữu

Người đời luôn cần sở hữu cái gì đó, không hữu hình thì cũng phải vô hình. Họ dành gần hết cuộc đời để sở hữu những thứ không thật sự thuộc về mình, và thực ra là không thuộc về ai cả. Nào thì thành đạt, tài sản, nhan sắc, danh tiếng, tình yêu...ôi đủ thứ có thể gọi tên. Vì quá mải mê sở hữu, họ quên mất tận hưởng trải nghiệm chúng. Và bởi thế, họ bị chính những thứ mình sở