Home Bình Luận Ma cà rồng & Người sói – Biểu tượng tình dục hoang dã

Ma cà rồng & Người sói – Biểu tượng tình dục hoang dã

Nếu ở những thế kỷ trước Ma cà rồng hay Người Sói là nỗi ám ảnh sợ hãi của con người thì ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, những tạo vật độc ác này lại trở thành biểu tượng cho một vẻ đẹp gợi dục đầy khao khát và đam mê. Trào lưu này bắt đầu từ khi hình ảnh của Ma cà rồng mà đại diện là Bá tước Dracula (1950s) và Người Sói (1960s) xuất hiện trên màn ảnh Holywood. 

Ma cà rồng (Vampire) và Người Sói xuất hiện nhiều lần trong các truyền thuyết và thần thoại từ Đông sang Tây từ rất lâu đời. Ma cà rồng được đề cập tới đầu tiên với hình ảnh Akhkharu trong huyền thoại Sumer, được mô tả là một kẻ lang thang trong bong đêm, săn tìm hút máu người. Sau này, dân gian Châu Âu lưu truyền những mẩu chuyện rung rợn về Ma cà rồng, tiếng Pháp gọi là “vampire”, ví dụ như chuyện một người hung ác xứ Galles đã chết từ lâu một hôm sống trở lại tìm và hút máu người quen đến chết. Người Sói được biết đến với tên “lycanthrope” (tiếng Hy Lạp), là một tạo vật mang hình dạng con người có khả năng biến hình thành sói xám hoặc sói hình người. Khả năng chuyển hóa này có thể do cố ý hoặc bị một con sói khác cào hoặc cắn, thậm chí đôi khi là bị nguyền rủa. Sự chuyển hóa này thường diễn ra vào dịp trăng tròn.

Có nhiều công trình nghiên cứu Thần học, Y học, Phân tâm học… liên quan tới Ma cà rồng và Người Sói với nhiều cách lý giải thú vị về hiện tượng đó, nhưng bài viết này chỉ thử cố phân tích tại sao nỗi sợ hãi rùng rợn ấy lại trở thành biểu tượng hấp dẫn về giới tính đối với con người hiện đại.

Image

Sự đánh thức bản năng bạo lực

Sau nhiều thế kỷ bị ức chế về tình dục, thế kỷ 20 là thế kỷ bùng nổ giải phóng tình dục trên khắp thế giới. Con người dường như đã chán ngấy những hình mẫu trong sáng, đạo đức mà thay vào đó là sự tự do thái quá tới mức thả rông con thú hoang nhiều thế kỷ bị trói buộc bởi xiềng xích của luân lý. Bởi vậy, ở thế kỷ này đã xuất hiện trào lưu nhạc Rock và lối sống hippi như biểu hiện của một sự giải phóng. Và khi tìm về với bản năng hoang dã, không có bản năng nào nổi trội hơn là vấn đề sex và bạo lực.

Sự cô đơn tới đói khát của các giới tính đã thôi thúc tới mức kết hợp bản năng sex với bản năng bạo lực mà các nhà nghiên cứu tình dục học và phân tâm học vẫn gọi là “khổ dâm” hay “bạo dâm”. “Bạo dâm” là hiện tượng một người muốn hành hạ bạn tình của mình bằng bạo lực, còn “khổ dâm” là khi một người them khát những hành động mạnh tác động đến than thể để kích thích ham muốn. Hiện tượng này khiến ta nhớ tới một hiện tượng trong thiên nhiên, khi nhiều loài động vật bậc thấp ăn thịt bạn tình của mình ngay sau lần giao phối. Không rõ rằng con người khi đưa hình ảnh Ma cà rồng thành biểu tượng về sex có băn khoăn tự hỏi xem họ mong muốn làm con mồi hay là kẻ săn mồi. Có thể là cả hai. Bởi vậy, những tiểu thuyết và phim ảnh của thế kỷ 21 như “Underworld”, “Twilight”, “True blood”… đã lãng mạn hóa hình ảnh Ma cà rồng thành một tình yêu đẹp đẽ.

Một sự thể hiện của niềm thích thú với “sex bạo hành” là những hình ảnh về việc trói chặt người tình bằng dây trói hoặc xích sắt; việc cào cấu da thịt hoặc vết cắn vào môi, vào cổ, vào vai bạn tình… Lạc thú này không còn bị coi là thú vui bệnh hoạn mà ngày càng phổ biến trong xã hội đương đại. Cho nên, hình ảnh Ma cà rồng cắm răng nanh vào động mạch cổ của người đẹp khiến nhiều khan giả cảm thấy vừa rờn rợn, lại vừa thích thú.

Vẻ đẹp tính dục hoang dã

Cũng trong thế kỷ 20, giá trị của vật chất và sự phát triển của đời sống văn minh được đánh giá cao, con người bị đẩy vào áp lực của guồng quay công nghiệp. Tới cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, áp lực của đời sống hiện đại được đẩy tới cao độ tới nỗi con người rơi vào sự khủng hoảng cao độ. Lúc này, có hai nỗi ám ảnh chính: một là tìm về các xu hướng phát triển tâm linh thần thánh; hai là quay lại với thứ bản năng động vật hoang dã để thỏa mãn dục vọng của mình. Chắc hẳn rằng, sự khao khát bản năng hoang dã này đã khiến cho những hình ảnh ma quỷ khát máu trở thành biểu tượng của vẻ đẹp tính dục.

Người Sói là một ứng cử viên tiêu biểu cho vẻ đẹp đàn ông hoang dã. Từ “Người Sói” bắt nguồn từ “Wer” (tiếng Anh cổ) – được phát âm khác nhau như / wɛər, wɪər, wɜr / – và Wulf. Phần đầu tiên, Wer, dịch là “người đàn ông” (theo nghĩa cụ thể của người đàn ông, không phải là loài người nói chung). Phần thứ hai, Wulf, là tổ tiên của “con sói” tiếng Anh hiện đại, trong một số trường hợp nó cũng có ý nghĩa chung “con quái vật.”. Đặc biệt là hiện tượng người hóa sói chỉ xảy ra vào đêm trăng tròn. Bí ẩn gì ở đây?

 Các nhà nghiên cứu Đông – Tây, kim cổ đều khẳng định rằng trăng tròn ảnh hưởng tới thần kinh của con người. Từ hơn 6.000 năm về trước, con người đã biết đến những tác động tiêu cực của ánh trăng lên sự sống, gây ra những biến đổi rõ rệt về tâm sinh lý, đặc biệt là đối với phụ nữ thuộc bản thể âm. “Dưới ánh trăng rằm, phụ nữ dễ bị mê muội” – đó là lời cảnh báo được các nhà thông thái thời xưa ghi lại trong một ngôi đền cổ ở Ai Cập. Như thủy triều ngoài đại dương, sức hút của mặt trăng đã gây ra trạng thái “thủy triều máu”, “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ tai nạn, tự tử, ngộ sát, phạm tội…

Đa số phụ nữ đều có kỳ kinh nguyệt tương ứng với những ngày giữa tháng âm lịch. Những ngày trong kỳ này, phụ nữ bị ức chế về thần kinh và nỗi them khát chuyện sex lên đỉnh điểm trong tháng. Với sự kích động mạnh như vậy, họ cần có một sự đáp ứng nhu cầu đủ mạnh.

Cũng trong những ngày trăng rằm này, các hành vi thú tính nở rộ, đặc biệt là với nam giới vốn đã rất dễ bị kích động. Và một khi “thú tính” này được tập trung vào chuyện giao hợp thì đó thực sự là một cuộc ân tình nguyên thủy và man rợ nhưng lại đủ thỏa mãn những đòi hỏi mãnh liệt của con người.

Ở những thế kỷ trước, sự ham muốn này bị ức chế và được tô vẽ bằng vẻ đẹp lý tưởng, quý tộc, tao nhã. Nhưng từ giữa thế kỷ 20, những quan điểm được cởi mở, và người ta không còn ngại ngùng thể hiện một nỗi khao khát thầm kín một vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang sơ và gợi dục mà những chuẩn mực thẩm mỹ cũ kỹ đã che khuất.

Nhưng cũng như mọi biểu tượng của tính dục, Ma cà rồng hay Người Sói chỉ là sự đói khát của con người chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được lâu dài. Đó chỉ là chút gia vị để đời sống tình dục thêm phần thú vị và chắc chắn trong tương lai sẽ được thay thế bởi một dạng thức biểu tượng phù hợp.

Hà Thủy Nguyên

“Lịch sử các lý thuyết truyền thông”: thao túng hay khách quan?

Tôi muốn mượn cuốn sách “Lịch sử các lý thuyết truyền thông” (Armand & Michèle Mattelart – dịch giả Hồ Thị Hòa, Trần Hữu Quang hiệu đính) để trò chuyện đôi chút về vấn đề truyền thông (communication). Truyền thông trong suốt thế kỷ 20 đã đóng vai trò quan trọng ngang ngửa với năng lượng hạt nhân trong sự tác động đến thế giới và sức mạnh cũng như sức hủy diệt của nó vẫn chưa thực sự lường tính được.  Sự phát triển

Zootopia – Ẩn ức bình đẳng trong thế giới lý tưởng

Bộ phim “Zootopia” đã trình chiếu hơn 1 tháng nay và nhận rất nhiều lời khen về nội dung dễ thương, hài hước, hình ảnh thiết kế đẹp. Qủa nhiên, “Zootopia” là một tác phẩm kỹ lưỡng trong từng thước phim và chắc hẳn số tiền đầu tư cũng không nhỏ. Nhưng tôi tin, các nhà làm phim của Mỹ không đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức chỉ để làm mộ tác phẩm “dễ thương” hay “đẹp”, bộ phim luôn có thông

Phim Kiều năm 2021: Nhà báo vẫn như “chim ăn xác thối” và ngành giải trí Việt chẳng khác gì lầu xanh

Ngay từ khi tung ra teaser và trailer, phim Kiều đã nhận không ít gạch đá từ dư luận vì sự lên hình kệch cỡm, cho đến khi phim công chiếu thì những lời “chỉ trích” phim đã nâng cấp lên thành tổng sỉ vả, một trận ném đá tập thể từ các nhà báo. Khi báo chí đồng lòng chê một tác phẩm, tuyệt đối đừng tin Vâng, đó là nhân định của tôi khi nghĩ về nền báo chí “ném đá tập thể”

Khi đời sống ngôn ngữ thiếu tính cảm xúc và ngôn từ gợi tả

“Tôi yêu tiếng nước tôi…từ khi mới ra đời…à ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời…”(Trích “Tình ca” của Phạm Duy) Mơ màng trong tiếng ru với giai điệu êm ái, một đứa trẻ lớn lên trong không gian ấy luôn có điểm chạm ngôn ngữ sâu sắc trong tâm trí. Dễ chịu trong vòng tay yêu thương của mẹ, lim dim để mặc những cảm xúc ấm áp dưới biểu hiện của ca từ ngấm vào tâm hồn non nớt, từ đó, lớp

Kéo hàn lâm gần văn hóa đại chúng hay nâng đại chúng gần tri thức hàn lâm?

Trong quá trình vận động của văn hóa, dường như luôn luôn có sự phân cực giữa hàn lâm và đại chúng: Ở thái cực hàn lâm, các kiến thức và vấn đề được đề cập một cách phức tạp với những cấu trúc ngôn từ phức tạp và sự đa chiều. Ở thái cực đại chúng, cấu trúc của kiến thức bị giản lược hóa thành các chỉ dẫn bằng ngôn từ thông thường và dễ hiểu. Khi giới hàn lâm của thế giới