Home Dịch thuật 4000 NĂM LỊCH SỬ CỦA CHÚA – THUỞ BAN ĐẦU (2): THẦN THOẠI SÁNG THẾ Ở LƯỠNG HÀ

4000 NĂM LỊCH SỬ CỦA CHÚA – THUỞ BAN ĐẦU (2): THẦN THOẠI SÁNG THẾ Ở LƯỠNG HÀ

Dường như con người ở thế giới cổ xưa tin rằng chỉ có thể bằng cách dự phần trong đời sống linh thiêng họ mới có thể trở thành con người đích thực. Đời sống trần tục vốn dĩ mỏng manh và mờ nhạt do tính hữu hạn, nhưng nếu như con người mô phỏng hành vi của các vị thần, họ sẽ thể hiện được sức mạnh và công hiệu to lớn hơn. Do đó, người ta tin rằng các vị thần đã chỉ dẫn cho con người cách xây dựng các đô thị và đền thờ, đơn thuần chỉ là những bản sao chép của gia đình đích thực ở cõi giới thần thánh của họ. Thế giới linh thiêng của các vị thần – như đã được kể lại trong thần thoại – không chỉ là một lý tưởng để con người khao khát mà còn là nguyên mẫu cho hiện hữu của con người; đó là mẫu gốc hay nguyên mẫu tạo nên mô hình cho cuộc sống hạ giới của chúng ta. Những gì diễn ra trên mặt đất do đó được tin rằng là bản sao của những gì ở thế giới thần thánh, sự nhận thức này đã tạo nên thần thoại, các tổ chức xã hội và cúng tế của hầu hết các nền văn hóa từ xa xưa và đến nay vẫn còn ảnh hưởng đến các xã hội mang nhiều tính truyền thống hơn trong thời đại ngày nay. (1). Ví dụ như, ở Iran cổ đại mỗi con người hoặc vật hữu tình trong thế giới trần tục (getik) đều được tổ chức để phóng chiếu thế giới nguyên mẫu của thực tại thiêng liêng (menok). Đây là một quan điểm vốn rất khó cho chúng ta để có thể nhận định ở thế giới hiện đại, kể từ khi chúng ta nhận ra sự tự trị và tính độc lập như những giá trị tối cao của con người. Tuy nhiên kiểu “chơi no sớm lo kiệt lực” (tác giả sử dụng câu thành ngữ post coitum omne animal tristis est với nghĩa mỉa mai xu hướng bốc đồng rồi sớm rã đám giống như sau cơn hứng thú làm tình thì các bộ phận sinh dụng của cả nam và nữ đều tiu nghỉu) đã thể hiện một kinh nghiệm chung: sau một chốc lát háo hức và cuồng nhiệt có thể đoán trước, chúng ta thường cảm thấy rằng chúng ta đã để vuột mất điều gì đó vĩ đại hơn mà chúng ta không thể nắm bắt được. Sự bắt chước thần thánh vẫn là một ý niệm tôn giáo quan trọng: nằm xuống trong lễ Sabbath hay rửa chân cho ai đó vào ngày thứ Thứ Năm Maundy – những hành động vốn vô nghĩa đối với chúng ta – giờ đây lại có ý nghĩa và linh thiêng bởi vì người ta tin rằng những hành động này đã từng được từng được Chúa thực hiện.

Một tín ngưỡng tâm linh tương tự cũng được biểu hiện ở Lưỡng Hà cổ đại. Tại thung lũng Tigris – Euphrates, ngày nay thuộc Iraq, người Sumer – chủ nhân của các nền văn hóa vĩ đại Oikumene (xã hội văn minh) đã định cư từ khoảng 4000 BC. Trong những đô thị Ur, Erech và Kish của mình, người Sumer đã tạo ra các văn bản viết trên đất sét, xây những những tòa tháp thờ tự kỳ vĩ được gọi là “ziggurats” và phát triển một nền luật pháp, văn chương và thần thoại đáng ngưỡng mộ. Không lâu sau đó, khu vực này đã bị xâm chiếm bởi những người Akkad thuộc văn hóa Semit, những người đã tiếp thu ngôn ngữ và văn hóa của người Sumer. Sau đó, vào khoảng 2000 BC, những người Amorites đã xâm lược nền văn minh Sumer – Akka và biến Babylon thành thủ phủ. Cuối cùng, khoảng 500 năm sau đó, những người Assyria đã chiếm đóng gần khu vực Ashur và còn xâm lược Babylon trong suốt thế kỷ thứ 8 BC. Truyền thống Babylon cũng ảnh hưởng đến thần thoại và tôn giáo của Canaan, nơi trở thành Vùng Đất Hứa của người Israel cổ đại. Giống với những người khác ở thế giới cổ đại, những người Babylon gắn liền những thành tựu văn hóa của họ với các vị thần, bởi các vị thần sẽ hé lộ đời sống của họ cho các tổ tiên huyền bí của họ biết. Vì vậy Babylon tự cho bản thân là hình ảnh phản chiếu của thiên đường, với mỗi đền thờ là một bản sao của cung điện trên thiên đường. Sự liên kết này với thế giới thần thánh được tưởng niệm và duy trì hàng năm trong các Lễ hội Năm Mới vốn được tổ chức từ thế kỷ 17 BC. Được tưởng niệm tại các thành phố thần thánh của Babylon trong suốt tháng Nisan, tức tháng 4 của chúng ta, lễ hội tạo nên quyền lực của vị vua và thiết lập sự trị vì của ông ta trong những năm sau đó. Tuy nhiên sự ổn định chính trị chỉ được duy trì chừng nào sự cai trị của các vị thần mang đến trật tự cho thế giới hỗn loạn vào lúc sáng thế, vẫn còn tiếp diễn và hiệu quả. Mười một ngày linh thiêng của lễ hội do đó đã vạch sẵn cho những người tham gia khoảng thời gian tránh xa điều thô tục để đi vào thế giới linh thiêng và vĩnh cửu của các vị thần bằng các nghi lễ thờ cúng. Con dê tế thần sẽ bị giết để chấm dứt một năm đã già và đang chết dần; sự sỉ nhục công khai của nhà vua và sự lên ngôi của người đứng đầu lễ hội nhằm thế chỗ của nhà vua tái hiện sự hỗn loạn lúc khởi thuỷ; và một trận chiến giả tái diễn trận chiến của các vị thần chống lại các thế lực hủy diệt.

Những hành động mang tính biểu tượng này vì thế có giá trị nghi lễ; chúng cho phép người Babylon đắm mình trong sức mạnh (hay mana) linh thiêng cai trị nền văn minh vĩ đại của họ. Nền văn hóa chẳng khác nào một thành quả mong manh luôn lâm nguy do những thế lực gây hỗn loạn và tan rã. Và buổi chiều ngày thứ tư của lễ hội, các thầy tư tế và người diễn xướng đi thành hàng dọc vào Thánh đường nơi Thiên Chúa ngự và ngâm Enuma Elish, bài trường thi tưởng niệm chiến thắng của các vị thần trước sự hỗn loạn. Câu chuyện này không phải kể lại những gì hiện hữu ở thế giới mặt đất mà là một sự tượng trưng đa nghĩa để gợi nên một huyền tích vĩ đại và giải phóng năng lượng linh thiêng. Diễn đạt thành văn về sự sáng thế là không thể, do đó không ai có thể biểu thị các sự kiện không thể hình dung nổi này: thần thoại và biểu tượng vì vậy chỉ là cách phù hợp để mô tả chúng. Tóm lại, Enuma Elish giúp chúng ta thấu rõ tinh thần đã tạo ra Chúa Sáng Thế nhiều thế kỷ sau đó. Dù cho chuyện kể về sáng thế trong kinh thánh và kinh Koran khác nhau đến đâu, những thần thoại kỳ lạ này không bao giờ biến mất hoàn toàn nhưng chỉ quay trở lại dòng lịch sử của Chúa ở thời kỳ khá muộn, được khoác lên đặc trưng của tôn giáo nhất thần. Câu chuyện bắt đầu với sự khai sinh của các vị thần – một chủ đề mà, như chúng ta sẽ thấy, rất quan trọng với bí giáo Do Thái và Islam. Ở thuở ban đầu, như Enuma Elish kể lại, từ hoang địa ẩm ướt và vô định hình vốn là một vật chất linh thiêng, các vị thần hiện ra từng đôi một. Trong thần thoại Babylon, mà sau này có trong Kinh Thánh, không hề có sự sáng tạo từ hư không, một ý tưởng hoàn toàn lạ lẫm đối với thế giới cổ đại. Trước cả sự tồn tại của các vị thần và con người, những vật thể thô linh thiêng này đã tồn tại từ vĩnh cửu. Khi người Babylon cố hình dung vật thể linh thiêng nguyên thủy này, họ đã nghĩ rằng nó tương tự với vùng đầm lầy hoang dã ở Lưỡng Hà, nơi những trận lũ thường xuyên đe dọa quét sạch những thành quả yếu ớt của con người. Trong Enuma Elish, sự hỗn độn không phải một khối rực lửa và sôi sục mà là một mớ lộn xộn ẩm ướt nơi vạn vật thiếu ranh giới, sự xác định và danh tính:

When sweet and bitter
mingled together, no reed was plaited,
no rushes muddied the water,
the gods were nameless, natureless, futureless.

Thế rồi ba vị thần trồi lên từ vùng đất hoang nguyên thủy: Apsu (được xác định là nước ngọt của các dòng sông), vợ của ông là Tiamat (biển mặn) và Mummu, Tử cung của hỗn độn. Tuy nhiên những vị thần này có thể nói là nguyên mẫu nguyên sơ và thấp cấp cần được cải thiện. Những cái tên “Apsu” và “Tiamat” có thể được dịch là “vực thẩm”, “hư không” hay “không đáy”. Chúng thể hiện sự trì trệ không định hình của sự vô tướng nguyên thủy và chưa có được danh tính rõ ràng.

Thế là, các vị thần khác cũng theo cách đó mà tách ra từ chính họ trong một quá trình được biết đến như sự khai sinh vốn rất quan trọng trong dòng lịch sử của Chúa. Các vị thần mới xuất hiện, một người được sinh ra từ người khác, từng đôi một, có được sự định nghĩa nhiều hơn những vị trước giống như sự tiến hóa thần thánh đang diễn ra vậy. Đầu tiên là Lahmu và Lahamn (tên họ nghĩa là “bùn”: nước và đất trộn lẫn với nhau). Sau đó là Ansher và Kishar, được định danh trang trọng với đường chân trời phân cách bầu trời và mặt biệt. Rồi Anu (các thiên đường) và Ea (mặt đất) tới và dường như hoàn thiện quá trình. Thế giới thần thánh có bầu trời, những dòng sông và mặt đất, phân chia và tách biệt khỏi nhau. Nhưng sự sáng tạo mới chỉ bắt đầu: các thế lực gây hỗn loạn và tan rã chỉ có thể bị ngăn chặn bằng một cuộc đấu tranh đau đớn và không ngừng nghỉ. Những vị thần trẻ tuổi, năng động đã nổi lên chống lại cha mẹ của họ, nhưng dù cho Ea đã có thể vượt qua Apsu và Mummu, ông vẫn không thể tiến lên chống lại Tiamat, người đã sản sinh ra một loạt các con quái vật biến hình để chiến đấu thay cho mình. May mắn thay Ea đã sinh ra một đứa trẻ tuyệt vời: Marduk, Thần Mặt trời, sinh linh hoàn hảo nhất của dòng dõi thần thánh. Tại cuộc gặp của Hội đồng các vị thầnMarduk hứa sẽ chiến đấu chống lại Tiamat với điều kiện rằng ông trở thành người cai trị của họ. Tuy nhiên, ông chỉ có thể tiêu diệt Tiamat với rất nhiều khó khăn và sau một trận chiến dài, nguy hiểm. Trong thần thoại này, sự sáng tạo là một cuộc đấu tranh, đạt được vất vả bằng việc chống lại vô vàn thử thách.

Thế rồi, Marduk đứng trên xác chết khổng lồ của Tiamat và quyết định tạo ra một thế giới mới: ông chia đôi cơ thể của bà thành hai phần là bầu trời và thế giới con người; tiếp đó ông đưa ra các luật lệ để giữ gìn trật tự của vạn vật. Mệnh lệnh phải được thực thi. Tuy nhiên, chiến thắng vẫn chưa hoàn tất. Nó phải được tổ chức lại bằng các phụng vụ năm này qua năm khác. Do đó, các vị thần tụ họp nhau tại Babylon, trung tâm của mặt đất mới, và xây dựng một ngôi đền nơi các nghi lễ tế thần diễn ra. Kết quả là một ziggurat vĩ đại để tôn vinh Marduk, ‘ngôi đền trần thế, biểu tượng thiên đường vô hạn’ đã ra đời. Khi công việc đã hoàn thành, Marduk ngồi ở vị trí tối cao và các vị thần hô lớn: “Đây là Babylon, thành phố thân yêu của thần thánh, ngôi nhà yêu dấu của ngài!” Sau đó, họ thực hiện phụng vụ ‘từ ấy vũ trụ có được cấu trúc, thế giới ẩn giấu được san phẳng và các vị thần ấn định vị trí của mình trong vũ trụ {3}. Những luật lệ và nghi lễ này ràng buộc tất cả mọi người; ngay cả các vị thần cũng phải quan sát bản thân đảm bảo sự sống còn của tạo hóa. Câu chuyện thần thoại thể hiện ý nghĩa bên trong của nền văn minh, theo cách người Babylon nhận thức. Họ biết rất rõ rằng tổ tiên của họ đã chế tạo ra ziggurat nhưng câu chuyện của Enuma Elish đã khai thác niềm tin của họ về việc công trình sáng tạo ấy chỉ có thể được duy trì nếu nó liên quan đến quyền lực thần thánh. Phụng vụ mà họ cử hành và Năm Mới đã có từ trước khi con người ra đời: nó được viết sẵn trong bản tính của vạn vật mà ngay cả các vị thần cũng phải tuân thủ. Thần thoại cũng thể hiện niềm tin rằng Babylon là một nơi linh thiêng, là trung tâm của thế giới và nhà của các vị thần – một khái niệm quan trọng trong hầu hết các hệ thống tôn giáo cổ đại. Ý tưởng về một thành phố thiêng liêng nơi con người dường như có thể chạm tới được quyền lực linh thiêng, cội nguồn của toàn bộ sự tồn tại và tính hiệu lực, đã trở nên quan trọng trong ba tôn giáo nhất thờ Thượng Đế của chúng ta.

Cuối cùng, bằng ý nghĩ sau cùng, Markduk tạo ra con người. Ông chiếm được Kingu (kẻ phối ngẫu vụng về của Tiamat, được bà ta tạo ra sau khi Apsu bị đánh bại), giết hắn và nặn ra người đàn ông đầu tiên bằng cách trộn thần với tro bụi. Các vị thần chứng kiến trong sự kinh ngạc và ngưỡng mộ. Tuy nhiên, có chút hài hước trong câu chuyện thần thoại về nguồn gốc của nhân loại, đó là không lẽ nào đỉnh cao của sự sáng tạo lại bắt nguồn vị thần ngu ngốc và kém cỏi nhất trong số các vị thần. Thế giới tự nhiên, đàn ông và phụ nữ có cùng bản chất và bắt nguồn từ cùng vật chất thần thánh. Thị kiến ngoại giáo ấy lại mang tính nhất thể. Các vị thần không bị tách rời khỏi nhân loại trong một phạm vi hữu thể riêng biệt: Thượng Đế không khác biệt về bản chất với con người. Do đó không cần một sự khải thị đặc biệt của các vị thần hay một bộ luật thần thánh ban xuống mặt đất từ trên cao. Các vị thần và con người cùng chia sẻ những khó khăn, sự khác biệt duy nhất đó là các vị thần quyền năng và bất tử hơn

(Còn tiếp)

Người dịch: Hà Thủy Nguyên

Tác giả: Karen Amstrong

(Trích “A History of God – The 4000 year quest of Judaism, Christianity and Islam)

Mua sách tiếng Anh tại đâyhttps://www.hangcao.info/san-pham/1-history-god-4000-year-quest-judaism-christianity-islam-karen-amstrong/

4000 NĂM LỊCH SỬ CỦA CHÚA – THUỞ BAN ĐẦU (1): VỊ THẦN ĐẦU TIÊN

Thuở ban đầu, loài người tạo ra Chúa để lý giải Nguồn gốc ban đầu của vạn vật và Người cai trị thiên đường cũng như mặt đất. Ngài được biểu hiện bởi những hình ảnh và không có đền thờ hay thầy tu phục vụ cho ngài. Ngài cũng được tụng ca trong nghi lễ của loài người. Dần dần, ngài phai nhạt đi trong tâm trí của con người. Ngài trở nên xa cách đến mức họ quyết định rằng họ không muốn