Home Sáng tác mới Thơ Dân tộc bên bờ biển

Dân tộc bên bờ biển

Có một dân tộc bên bờ biển quỷ

Dậy sóng tham

Chìm đắm cơ đồ

Con thuyền tương lai mắc cạn

Quỷ khốc

Than thân

Đói tinh thần

Cứ ngỡ mình nghèo đói

Tự nhai mình, thịt dai nhách, về không

 

Ngày lại ngày

Kẻ cúi đầu

Biết gì đâu

Vài ba tấc đất

Cũng ngậm cười

Quỷ đói

Lết đêm trăng đỏ ối

Thời gian trôi

Thế hệ ăn thế hệ sau ăn thế hệ sau

 

Tôi viết bài thơ phi dân tộc

Không phải những dòng lục bát lục nồi

Bài thơ này

Thể thơ của lòng tôi

Cơn đau gào thét biển luân hồi

Mênh mông nỗi buồn xuyên thế kỷ

Dân tộc có chứa nổi tôi

Và những kẻ như tôi

 

“Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh”

Trong cơn mơ dài

Máu và hoa trộn lẫn

Đĩa gỏi thịt người dâng quỷ

Tỉnh cơn mơ

Chúng tôi thành kẻ phản bội giống nòi

Một giống nói vô định

Luôn tự huỷ diệt mình

Bằng ăn

 

Dân tộc tôi chẳng biết buồn

Họ hận thù trong tang lễ thê lương

Họ cười khi nhục nhã

Họ tự hào nhờ một ký ức xa xôi

Họ lôi kéo tôi

Vào cơn mơ dân tộc

Để tôi quên buồn

Vui vẻ bước vào hiến tế

Để họ đắc đạo quỷ nay mai

Để được nhấm nháp thịt tôi cùng đồng bọn

Thứ thịt lạ miệng

Vị người dị chủng

Kéo dài ngày tàn

Khi họ ăn chính mình

Và kết thúc

 

Bạn tôi ơi

Tỉnh mơ thôi

 

 

Một vài cảm nghĩ khi đọc nhanh tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thủy Nguyên

Viết văn, làm thơ thời nay là một nghề nặng nhọc, bạc bẽo, thu nhập thấp, nguy cơ thân bại danh liệt, không xứng đáng với tài năng và công sức bỏ ra, nhất là những người chọn cho mình con đường viết độc lập, chuyên nghiệp, ít phụ thuộc vào nhà nước nhưng mà như cụ Du đã nói: Đã mang lấy NGHIỆP vào thân thì cũng phải gánh gánh gồng gồng cho nốt kiếp văn nhân . Trước 1945 ( điều kiện tự

Yêu nước là yêu gì?

Tình yêu nước bao giờ cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Tại sao? Bởi “nước” và “yêu” cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Yêu nước là yêu ai? Yêu những con người cùng nòi giống, cùng tiếng nói với mình? Yêu những người cùng mình sinh sống trên một mảnh đất nào đó? Hay là yêu một quốc gia mà từ nhỏ ta đã được dạy là phải yêu, phải hi sinh cho nó – yêu một thứ mà ta không

Lá loạn cành hoang

Lá loạn cành hoang Lá loạn cành hoang Xôn xao xúc cảm trời đông lộng Ta lướt phố dài Mây rủ một nhành mai Chàng ngủ gục thư trai Ôm giấc mộng hoàng đài   Lá tàn tàn Phong hoang hoang Mộng hoàng đài úa vàng trên nẻo vắng Hoa mai trắng Tinh tựa sương Mềm tựa tuyết Chân nhân đang thuyết lẽ vô thường   Ta thoảng điệu gió Ta vi Vô Vi Cõi đời lặng nhịp Chân nhân mờ bóng Chàng sực tỉnh rồi Ta

KHI VĂN HÓA ĐỌC THIẾU NỀN TẢNG HỌC THUẬT VÀ PHÁP LUẬT

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa

Luận chơi về thầy đồ cóc

Bão về, Hà Nội mưa dầm dề… Trước đó mấy hôm, đằng sau nhà tôi, cóc nhái lải nhải liên tục. Hà Nội thời buổi này mà được nghe tiếng cóc nhái gọi mưa, thật quá xa xỉ rồi, đáng nhẽ phải bật lên những câu thơ nuối tiếc sự thanh bình hoang dã như Tú Xương thuở trước: “Sông kia rày đã nên đồng, Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai