Trong VỪA VẶN, Osho bằng trải nghiệm tâm linh của mình đã gơi ra điểm giao thoa giữa nhận thức đương đại với trí tuệ vượt thời gian của Trang Tử. Khi Osho đi sâu vào những lời dạy của Trang Tử, ông đã làm sáng tỏ những khái niệm Đạo gia, gợi mở độc giả đặt câu hỏi về các chuẩn mực xã hội và khám phá sự tự do đến từ sự tự nhận thức. VỪA VẶN trở thành hành trình khám phá bản thân, khuyến khích các cá nhân sống tự nhiên nhi nhiên, thuận theo dòng chảy của sự sống. Sự kết hợp giữa quan điểm đương đại của Osho và trí tuệ cổ xưa của Trang Tử tạo ra một sự pha trộn hài hòa đề cao cuộc tìm kiếm phổ quát về ý nghĩa và chân giá trị của cuộc sống trong thế giới hiện đại.
“VỪA VẶN: Thuận theo lẽ tự nhiên – Một diễn giải tinh thần về Trang Tử”, do nhà văn Hà Thủy Nguyên , thủ lĩnh tinh thần của Book Hunter, chuyển ngữ. Với bản dịch này, Hà Thủy Nguyên đã thực hiện hai thao tác: một là truyền tải tinh thần tự do kiểu phương Tây hiện đại của Osho; hai là truyền tải tinh thần tự nhiên nhi nhiên của Trang Tử với văn phong Á Đông. Với bản dịch này, các bạn sẽ thấy một Osho hoàn toàn khác với những gì đã biết.
Về Osho
Osho hay còn gọi là Rajneesh (1931-1990) là nhà huyền môn hiện đại nổi tiếng thế giới trong nửa cuối thế kỷ 20. Cuộc đời, lời giảng và các pháp tu của ông là nguyên cớ tranh cãi lớn không chỉ của dư luận mà còn của cả giới tu tập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, những bài giảng về tôn giáo tâm linh của ông chạm tới cốt lõi của nhiều giáo lý và pháp tu, trong đó có Đạo gia.
Cuốn sách nằm trong Tủ sách Huyền Môn của Book Hunter.
Trích dẫn
“Trang Tử không có pháp tu, không thiền định. Ông nói: Chỉ bằng cách hiểu “bản nhiên”. Bạn chào đời. Những nỗ lực nào được thực hiện khi được sinh ra? Bạn lớn lên. Những nỗ lực nào được thực hiện khi lớn lên? Bạn thở. Những nỗ lực nào được thực hiện để thở? Vạn vật vận hành tự chính nó, thế thì cứ thuận theo. Đừng kháng cự và đừng cố ngược dòng, cũng đừng cố bơi; chỉ buông trôi cùng hiện hữu và để hiện hữu dẫn tới bất cứ đâu. Là đám mây trắng trôi qua bầu trời – không đích đến, tới vô định, cứ buông trôi. Buông trôi chính là khai ngộ tối thượng.”
…
“Một con rết bò bằng cả trăm chân. Một con ếch, vốn là một triết gia, thấy con rết; nó nhìn và quan sát rồi trở nên băn khoăn. Thật khó để di chuyển bằng bốn chân, nhưng con rết di chuyển bằng cả trăm chân – đây là điều kỳ diệu! Làm cách nào rết quyết định được chân nào di chuyển trước và chân nào di chuyển sau đó? Thế mà cả trăm chân! Do đó ếch ta ngăn rết lại và hỏi: “Ta là một triết gia và ta bị ngươi làm rối trí. Một nan đề mà ta không giải quyết được. Làm thế nào người đi được vậy? Làm thế nào để điều khiển toàn bộ những thứ này? Dường như không thể!”
Con rết đáp: “Tôi đã đi cả đời mình nhưng tôi không nghĩ về điều đó. Giờ nếu ông hỏi, tôi sẽ nghĩ về nó và rồi sẽ nói cho ông.”
Đầu tiên, suy nghĩ thâm nhập vào ý thức của con rết. Thật sự, con ếch đã đúng – chiếc chân nào sẽ di chuyển trước? Con rết đứng đó vài phút, không di chuyển, đu đưa, và rơi xuống. Và nó nói với con ếch “Xin đừng hỏi con rết khác câu hỏi này. Tôi đã bò cả đời mình và chẳng vấn đề gì, và bây giờ ông đã giết tôi hoàn toàn! Tôi không thể dịch chuyển. Cả trăm chân cùng di chuyển! Làm sao tôi có thể điều khiển nổi?”
Cuộc sống dịch chuyển trong vòng tròn hoàn hảo… cuộc sống dịch chuyển tuyệt hảo, chẳng vấn đề gì cả. Trang Tử nói Thùy có thể vẽ đường tròn hoàn hảo bằng tay mà không cần đến cái quy. Bạn cần một cái compa bởi vì bạn không tự tin trong cuộc sống, bạn cần đạo đức, giáo huấn, nguyên tắc, Kinh Thánh, Koran, Gita để định hướng bạn bởi vì bạn không tự tin về nội lực. Đó là cuộc sống của bận. Và những Kinh Thánh, Koran và Gita này đã tạo ra tình huống cho bạn giống như con ếch tạo ra cho con rết.
Quá nhiều giáo huấn phải theo, quá nhiều nguyên tắc cần thực hiện – quá nhiều ý niệm đạo đức. Bạn có quá nhiều thứ áp đặt lên mình tới mức cuộc sống nội tâm không thể diễn tiến. Bạn lạc lối, không phải vì các thế lực tội ác, mà vì những thiện nhân. Không phải Qủy dữ dẫn dụ bạn tới sai trái mà là các thầy tu, những lãnh tụ, những ai được gọi là bậc thánh.”