Tôi đã được xem qua nhiều hồ sơ của FBI về các triết gia Pháp khi gặp một ứng cử viên của Hội đồng nhân dân là Grassy Knoll ở Dallas. Cùng với những mối quan tâm hàng đầu của CIA như Mafia, KGB, Castro, Hoover và LBJ, giờ đây, chúng ta có thể thêm cái tên Jean Paul Sartre. Trong các báo cáo của FBI và Chính quyền Liên bang trong những năm 1960 đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến việc Sartre là thành viên của Ủy ban Công Lý cho Cuba, mà Lee Harvey Oswald (người ám sát Kennedy) cũng là thành viên. Và liệu đây có phải là một sự tiên tri, khi Sartre nói “cần biến Hoa Kỳ thành một quốc gia không có người cầm đầu”. Tất nhiên, tôi phải vội vàng tìm xem Sartre đã ở đâu vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Liệu rằng ông ta có phải một điệp viên không chuyên? Đột nhiên mọi đầu mối đều dẫn đến luận điểm này.
Nhưng những tài liệu tiếp sau trong hồ sơ chính thống về Oswald đã chỉ ra rằng: FBI rất lo lắng về xu hướng tả khuynh của Sartre, và mối liên hệ của ông ta với những người Cộng Sản, Castro và Bertrand Russell- những người bấy giờ đã đấu tranh chống lại can thiệp của Mỹ vào Việt Nam; có khả năng rằng ông ta “tích cực tham gia Uỷ ban Những người Pháp ám sát Kennedy” (theo bài báo đăng trên Washington Post vào 14/6/1964). Nhận định của FBI được củng cố bằng giả thuyết “tay súng đơn độc” (giả thuyết về việc Oswald ám sát Kennedy). Họ đặc biệt quan tâm đến Sartre, không phải bởi vì ông ta tham gia vào những âm mưu này, mà vì ông ta là người tin vào học thuyết âm mưu và ủng hộ quan điểm rằng Oswald không phải là người thật sự ám sát Tổng thống Kennedy.
FBI liên tục theo dõi Sartre từ đầu năm 1945. Sau đó, họ bắt đầu điều tra đồng nghiệp của ông là Albert Camus. Vào ngày 7/2/1946, John Edgar Hoover, giám đốc của FBI đã viết một bức thư gửi tới “Đội đặc nhiệm” ở New York, bày tỏ sự chú ý của ông ta tới “Albert Canus” – “một phóng viên chiến tranh tại New York, người đã tung những tin tức bất lợi cho công luận của trong nước”. Hoover ra lệnh “thực hiện điều tra sơ bộ để xác minh lý lịch, các hoạt động và các mối liên hệ của ông ta tại đây”. Một trong những cấp dưới của Hoover đã cung cấp cho Hoover biết rằng “Đối tượng có tên thật là Albert Camus, chứ không phải là Albert Canus” (với giả định khôn khéo rằng “Canus”có thể là một bí danh)
Trớ trêu là sự xuất hiện của các hồ sơ về Camus và Sartre, bị giữ kín trong nhiều thập kỷ (đến nay vẫn đang được soạn lại, tôi phải thật sự cảm ơn Điều luật về Tự do thông tin, thật như câu thần chú “Vừng ơi mở ra”), đã chỉ ra rằng lực lượng G – đi đầu trong việc chống lại triết học, đã nhận ra rằng họ miễn cưỡng phải tìm hiểu các triết lý. Họ trở thành lực lượng An ninh Triết học” ( cụm từ được dùng trong GK Chesterton)
Hoover cần phải biết liệu Chủ nghĩa hiện sinh và Chủ nghĩ phi lý có phải là bức bình phong cho Chủ nghĩa Cộng sản hay không. Đối với ông ta, mọi thứ đều có tiềm năng là một bản tuyên ngôn Cộng sản được viết lại. Vấn đề ở chỗ không phải nằm ở bản Tuyên ngôn, mà đúng như Freud nói, vấn đề là “tài năng”. Vì thế, các đặc vụ FBI buộc phải trở thành những nhà phân tâm học và văn bản học – được mô tả gần giống với những gì sử gia Carlo Ginzburg gọi là “mô hình thợ săn” ( liên quan đến các biện pháp trinh thám kết hợp giữa Freud và Sherlock Holmes). Do đó chúng ta có thể thấy rằng những gián điệp tài giỏi nghiên cứu các tác phẩm của các nhà thông thái và quan tâm tới các bài thuyết giảng.
Nhưng FBI chỉ thực hiện “An ninh triết học” sau quá trình theo dõi Camus và Sartre (giám sát, rình mò, nghe trộm điện thoại, lấy trộm đồ vật), họ quan tâm tới điều tra triết học một cách toàn diện. Đặc biệt, các hồ sơ triết học của FBI đã tiết lộ những cách thức các điệp viên chống lại âm mưu một cách cực đoan như thế nào.
Sartre đã được mời tới Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II, thực hiện nhiệm vụ trong một chiến dịch tuyên truyền được giám sát bởi Cơ quan Thông tin Chiến tranh (OWI). Dù cho FBI nghi ngờ rằng: liệu tác giả của “Buồn nôn” và “Tồn tại và Hư vô” có thể tuyên truyền một cách hợp lý về nửa kia của con người hay không; Sartre đã có được sự ủng hộ lớn của Archibald Macleish, một Thư ký của Nội các, và trợ lý của giám đốc OWI. Macleish hiện nay được biết đến như một nhà mỹ học hiện đại với câu nói: “Nhà thơ đừng có nghĩa là/ Mà hãy là”. Ông đã từng là nhà thơ ở Paris vào năm 1920 và trở thành Thủ thư của Quốc hội, rồi Giáo sư hùng biện tại Havard. Nhưng trong suốt thời chiến, ông là nhân vật chủ chốt trong “Ban Nghiên cứu và Phân tích” tại Cơ quan Tư vấn chiến lược – tiền thân của CIA, một cơ quan tình báo mang tầm cỡ quốc tế (và cạnh tranh với FBI) đã khiến Hoover phải tìm mọi cách để làm suy yếu và tiêu diệt.
Trong một bài phỏng vấn được công bố trên tờ “France – Amérique” vào tháng 3 năm 1945, Macleish đã trả lời phóng viên: “không thể không nhắc tới Sartre với tài năng tuyệt vời của ông và niềm hân hoan khi được gặp ông”. Trong khi đó, với quan điểm của FBI, bất cứ ai có tư tưởng chống đối (không rõ Camus hay Sartre ai nguy hiểm hơn) thì lập tức trở thành đối tượng đáng nghi ngờ. Đặc biệt là các ký giả và các triết gia. Và nhất là khi một nhà văn người Pháp khác là Geneviève Tabouis, dựa trên quan điểm của Hoa Kỳ, đã tố cáo họ là Đảng viên Đảng Cộng sản. (Sartre đã viết một bài báo tố cáo bà ta là gián điệp của Chính quyền Liên bang, bà đã phủ nhận kịch liệt một vài luận điểm, kể cả khi những báo cáo đó vẫn được gửi về Chính quyền Liên bang)
Sartre cứ nghĩ rằng sẽ bị thám thính. Nhưng ông ta không bao giờ chịu ở trong vòng bí mật. Ông ta hoàn toàn minh bạch. Từ đó trở đi, sự khinh bỉ của ông đối với những tín đồ của Freud thể hiện rõ ràng và những dự đoán và đánh giá của ông đóng vai trò quan trọng trong cách nhìn nhận của giới trí thức bấy giờ. Sartre chứng minh cho FBI thấy rằng: không thể khai thác thông tin từ ông bởi vì ông nguy hiểm đến mức phát tán đi rất xa. Vì thế, sau một phần tư thế kỷ giải mã tác phẩm của ông, ghi chép sự liên hệ của ông với Che, Russell, hội “Những con báo đen”, và phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam, họ phải rút ra kết luận trong bản tóm lược năm 1970 về các tác phẩm của ông rằng, một mặt, ông “được mô tả như một người Cộng sản đích thực” (và “cổ vũ thanh niên tin vào tinh thần hư vô”), và cũng bổ sung rằng “điều này được viết bởi những người chống đối Chủ nghĩa Cộng sản”.
Camus, theo bước chân của Sartre vào năm 1946, bị theo dõi bởi cơ quan nhập cư dưới quyền của Hoover. Khác với Sartre, Camus bày tỏ quan điểm một cách thận trọng và kín đáo. Trong khi Sartre có xu hướng tung ra thông tin với mật độ lớn thể hiện sự ghê tởm của mình, thì Camus tin rằng có thể chỉ cần một điều chứa đựng nhiều thông tin.
Camus, giống như Sartre, có sự ủng hộ của một nhân viên CIA: Justin O’Brien, giáo sư tiếng Pháp ở Columbia, và là dịch giả của nhà văn André Gide. O’Brien đồng thời cũng là trưởng ban Các vấn đề nước Pháp tại Uỷ ban Chiến lược trong suốt thời chiến, với nhiệm vụ “thiết lập mạng lưới tình báo do thám đường dây của Đức tại Pháp”. Khi còn ở cương vị này, ông đặc biệt thích thú với các tác phẩm của Eluard, Michaux, Vercors, “các nhà thơ thời phục hưng” và Louis Aragon, người rõ ràng là Đảng viên Đảng Cộng Sản.
Khi chiến tranh chấm dứt, hai cơ quan tình báo FBI và CIA trở thành “một cặp tương phản” (như Sartre đã từng nói). Nói một cách khác, FBI, đặc biệt là Hoover, cực ghét OSS, và sau năm 1947 thì chuyển thành CIA. Nhưng còn hơn cả một trận chiến giữa hai cơ quan tình báo, đó là có một sự trái ngược nhau về triết lý (điều này cần được bổ sung ở góc độ Mỹ học)
FBI của Hoover nghi ngờ các triết gia, đặc biệt là những người nước ngoài, nhưng điều này không ngăn được họ tổ chức và phát triển dựa trên khía cạnh này trong tư duy triết học của Sartre và Camus : Những hồ sơ của FBI về tồn tại và hư vô.
FBI không đọc Sartre và Camus bằng tiếng Pháp nguyên bản. Một đặc vụ đã ăn trộm những cuốn sổ ghi chép và nhật ký (“có được từ mối quan hệ cá nhân”) vào đầu năm 1945, cho rằng “vấn đề đều nằm ở Pháp” và những người dịch đã phác thảo nên điều này. Sau đó cuộc điều tra mới bắt đầu.
Vấn đề FBI quan tâm trong những hồ sơ này là những nhà hiện sinh mới đã ra đời. Họ, giống như Archibald Macleish từ đầu đã nói với tất cả mọi người rằng, không phải chỉ có thơ ca, “đừng có nghĩa là, mà hãy là”. Họ không thích sự định nghĩa, họ tìm kiếm ý nghĩa, đặc biệt là những ý nghĩa bị ẩn dấu, nhưng họ không thích nó. Họ chắc chắn ủng hộ quan điểm “địa ngục chính là người khác”. Và Hoover hẳn phải chịu áp lực khi những người Hoa Kỳ đều buồn rầu, hoang mang, cô độc tận cùng. Nói ngắn gọn là những “người xa lạ”. Những gì họ sợ hãi và chống đối là ý nghĩa, và cuối cùng, là âm mưu – hoặc suy luận. Họ chống lại suy luận.
FBI đã bắt chước tác phẩm phê phán suy luận kinh điển của Sartre – tác phẩm “Buồn nôn”. FBI của Hoover là những người hiện sinh thuần túy trong những biện luận liên tưởng xa xôi của họ về những điều không thể nói trước được. FBI xác định Camus với học thuyết về Phi lý và “người xa lạ” của ông, sẽ không thật sự tác động hay ảnh hưởng đến thế giới một cách lâu dài.
Chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ về FBI như những người theo học thuyết âm mưu vĩ đại. Nhưng thực tế lại là điều khác: Tôi có thể đảm bảo nói rằng các triết gia không nhiều mưu kế đến vậy. Họ không thật sự muốn tin vào âm mưu. Do đó, thái độ ban đầu của họ, triết học siêu hình của họ, khi đến với câu hỏi “Ai đã giết Kennedy” là có phải việc ám sát Kennedy là một âm mưu? FBI không như vậy. Họ, theo đúng cách của Chủ nghĩa hiện sinh mới, coi Oswald như một con sói đơn đọc trong một câu chuyện không có cốt truyện. Tóm lại, Oswald chỉ là loại người bất đồng, hoang mang, một kẻ đơn độc hoàn toàn. Một “người xa lạ” hơn là một kẻ âm mưu.
Suy luận, triết lý và gián điệp đã chia sẻ một điểm chung: họ đưa ra luận điểm thiếu thông tin. Dự đoán của Sartre về một thế giới mà toàn bộ thông tin có thể ném đá con người đến chết. Không cần thiết phải là FBI, tiểu thuyết gia hay các triết gia Pháp. Chủ nghĩa hiện sinh và Chủ nghĩa phi lý nhấn mạnh một sự bất đối xứng giữa tồn tại và thông tin. Đặc vụ James M.Underhill, người đã hết mình theo dấu vết khó nắm bắt của “Albert Canus” đã phải đưa ra kết luận chung chung: “Hồ sơ không phải kết luận cuối cùng”
Nhưng Sartre đã ở đâu vào ngày 22 tháng 11 năm 1963? Hồ sơ của FBI không có ghi chép về việc nhập cư của ông vào Hoa Kỳ trong năm này. Ông có thể ở Paris, nơi ông đã đưa ra từng phần trong tập tiểu sử “Thời hiện đại” của ông. Bằng chứng vắng mặt của Camus còn được bảo đảm hơn, vì ông đã qua đời trong một tai nạn xe hơi vào tháng 1 năm 1960. Nhưng liệu đó có phải là một tai nạn hay là một âm mưu?
Andy Martin
Dịch bởi Hà Thủy Nguyên
Bài luận này dựa trên những tài liệu được công bố ở Maison française, Columbia University, New York, trong lễ kỷ niệm 100 năm.
Nguồn: prospectmagazine.co.uk
Andy Martin là giảng viên tiếng Pháp tại Đại học Cambridge và tác giả cuốn “Võ sĩ và Thủ môn: Sartre và Camus”