Home Bình Luận Krishnamurti bàn về giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

Krishnamurti bàn về giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

Mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, dù còn trên ghế nhà trường hay đã rời khỏi chốn ấy, chúng ta đều không khỏi băn khoăn về ý nghĩa của giáo dục. Tại sao chúng ta phải cần phải được “giáo dục”, tại sao chúng ta phải tuân thủ một loạt các định chế do nhà trường tạo ra. Tất cả những cải cách giáo dục dường như không thay đổi được gì nhiều tình thế của chúng ta, chúng có thể có ý nghĩa với quốc gia, nhưng không hề có ý nghĩa với nhân tố là những người dân. Cứ mỗi năm, tôi lại dành những ngày mùa thu để nghĩ về giáo dục, và năm nay tôi muốn mượn những tư tưởng của J. Krishnamurti trong cuốn “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” (First New, Dịch giả Đinh Hồng Phúc) của ông.

Định danh J.Krishnamurti giữa thế kỷ 20 với muôn ngàn nghề nghiệp thật khó. Ông không có nghề nghiệp, không phải một nhà giáo dục, không phải một nhà triết học, không phải một chính trị gia, cũng không phải là một nhà hoạt động xã hội… Trong xã hội cổ xưa, ông là một nhà thông thái, nhà hiền triết, bậc chân sư… J.Krishnamurti tiếp cận các vấn đề của xã hội hiện đại không ở sự biểu hiện của chúng tại thế giới hiện hữu mà ở cốt lõi của nó. Khi tiếp cận các chủ đề ở điểm nhìn này, Krishnamurti không mang đến những giải pháp mà mở ra những cánh cửa mới để thế giới bước vào.

Xem video trò chuyện về cuốn sách tại đây:

https://youtube.com/watch?v=D-aLEnEG660%3Ffeature%3Doembed

Những ngôi trường dựa trên triết lý giáo dục của J. Krishnamurti

Mặc dù không phải là một nhà giáo dục, nhưng Krishnamurti luôn coi giáo dục là hoạt động chủ chốt của đời mình. Sinh thời, ông mở nhiều trường học  với quan điểm rằng nếu con người được thức tỉnh khỏi những định chế áp đặt tạo nên sự ngăn cách và phân biệt bởi nỗi sợ hãi, ham muốn, căm ghét… thì thế giới sẽ dần được chuyển biến. Ông đã lập nhiều ngôi trường tại Ấn Độ, Anh, Mỹ… và nhiều nơi khác trên thế giới.

Trong những ngôi trường do J.Krishnamurti thành lập, cùng với các giáo viên, học trò khám phá mối quan hệ của chính mình với thiên nhiên và với nhau, cùng tương trợ nhau xử lý các vấn đề tâm lý như sợ hãi, cạnh tranh, ham muốn, tình yêu và tự do.

J.Krishnamurti định nghĩa về trường học như sau, đồng thời đó cũng là nguyên lý vận hành chủ đạo trong những ngôi trường của ông:

“Trường học là nơi người ta học về tính tổng thể, tính toàn vẹn của cuộc sống. Sự xuất sắc trong học tập là hoàn toàn cần thiết, nhưng một trường học bao gồm nhiều điều hơn thế. Đó là nơi mà cả giáo viên và học sinh khám phá, không chỉ là thế giới bên ngoài, thế giới của tri thức mà còn là suy nghĩ của chính họ, hành vi của chính họ.”

Link về các trường học dựa trên triết lý của Krishnamurti: https://jkrishnamurti.org/schools

Những người đi theo ông đã đúc rút từ tư tưởng của Krishnamurti và liệt kê những điều sau đây là mục đích trong nền giáo dục của mình:

Nhãn quan toàn cầu: Hướng tới cái nhìn tổng thể; không bao giờ nên có một cái nhìn bè phái, nhưng luôn luôn là một cái nhìn tổng thể không thành kiến.

Quan tâm đến con người và môi trường: Con người là một phần của tự nhiên, và nếu thiên nhiên không được chăm sóc, nó sẽ ảnh hưởng đến con người. Chỉ có sự giáo dục đúng đắn và tình cảm sâu sắc giữa mọi người ở khắp mọi nơi mới giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có những thách thức về môi trường.

Tinh thần tâm linh, bao hàm cả thái độ khoa học: Tinh thần tâm linh là sự đơn độc chứ không phải cô đơn, trong đó con người được đặt trong mối liên kết với bản thể.

Tìm hiểu thêm về cuộc đời của Krishnamurti:

https://youtube.com/watch?v=MifG64_GHlk%3Flist%3DPLaQPUuHnbGX15eHsftDAsvkJxiuNr0kHK

Nền giáo dục đặt con người trong cuộc sống, không phải bằng lẽ sinh tồn và tính lý tưởng

Mở đầu cho cuốn sách “Giáo dục & ý nghĩa cuộc sống”, các bạn sẽ bắt gặp một hình dung quen thuộc mà chúng ta thấy trong những bức tranh phê phán nền giáo dục phổ thông và đại chúng, đó là sự lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu. Krishnamurti, cũng như Osho và nhiều nhà giáo dục tự do khác đều chung một nhận định rằng lối giáo dục truyền thống ấy là nền giáo dục hướng tới “tìm kiếm cảm giác an toàn” và “càng ít phải suy nghĩ càng tốt”, hay nói chính xác hơn đó là nền giáo dục đòi hỏi sự tuân phục, và theo Krishnamurti, “thái độ tuân phục dẫn đến sự xoàng xĩnh”.

Con người mà Krishnamurti hướng tới, đó là “kiên trì giữ thái độ nghiêm túc, sẵn sàng truy vấn các vấn đề của con người một cách không thành kiến, không thiên lệch. Đa số, con người không thể hiện rõ ràng rằng họ phản kháng lại tình trạng hay thỏa nguyện. Nhưng dù là phản kháng cực đoan (thường có màu sắc bạo lực) hay thỏa nguyện, Krishnamurti đều cho rằng cả hai thái cực đều không đưa con người thoát khỏi các khuôn mẫu.

Tìm hiểu thêm về nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông: Chúng ta đang học trong một chương trình giáo dục phổ cập để đào tạo nô lệ – Sai lầm mang tính lịch sử của cả thế giới và Việt Nam – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

Nếu sự dễ dãi và thỏa hiệp khiến tinh thần phản kháng vốn là động lực để thúc đẩy xã hội tiêu tan, thì sự phản kháng bạo lực lại đưa chúng ta rơi vào những ảo tưởng mới. Sự phản kháng bằng bạo lực đến từ phản ứng thiếu hiểu biết, nhằm chống lại hiện thực đang diễn ra.

Ông lập luận:

“Điều thường xảy ra là ta đoạn tuyệt với một nhóm người hay một tập hợp các lý tưởng này để gia nhập vào một nhóm người khác với tập hợp những lý tưởng khác, thế là ta tạo ra một khuôn mẫu tư tưởng mới mà ta sẽ phải vùng lên chống lại một lần nữa. Mọi hình thức phản ứng chỉ gây ra sự chống đối, và sự đổi mới thì cần phải đổi mới hơn nữa.”

Krishnamurti đề xuất hình thức phản kháng bằng trí tuệ, một sự phản kháng không mang tính chất phản ứng, mà bằng khả năng tự nhận thức “thông qua tự quan sát tư tưởng và cảm nhận của chính mình”. Người chỉ dẫn đích thực cho chúng ta chính là cuộc sống.

Nền giáo dục dạy chúng ta có công việc tốt hơn, có nhiều kỹ năng để thống trị người khác hơn, với Krishnamurti đó là cuộc sống hời hợt và trống rỗng. Nền giáo dục tôi luyện chúng ta thành những học giả “chúi mũi vào sách vở” hay những chuyên gia “nghiện ngập mớ kiến thức không mấy cần thiết”, theo Krishnamurti chính là “góp phần vào sự suy vong và khốn cùng của thế giới”.

“Được đào tạo trở thành luật sư phỏng có ích gì nếu ta cứ tranh chấp triền miên? Kiến thức phỏng có giá trị gì nếu ta cứ mãi sống trong sự mù mờ? Khả năng về công nghệ và kỹ thuật phỏng có nghĩa lý gì nếu ta dùng nó để hủy hoại người khác? Giá trị cốt lõi của cuộc tồn sinh này là gì nếu nó dẫn ta đến bạo lực và sự khốn cùng? Dẫu ta có nhiều tiền bạc hay thừa sức kiếm ra nó, dẫu ta có những thú vui hay thuộc về một tôn giáo nào đó, thì chúng ta vẫn tiếp tục sống trong sự xung đột bất tận.”

Do đó, nền giáo dục mà Krishnamurti đề xướng là một hệ thống “hướng tới tổng thể hài hòa được tạo thành từ nhiều khía cạnh khác nhau”. Nền giáo dục ấy, “không đào tạo tâm trí”, vì việc ấy biến tâm trí trở thành một thứ hiệu quả chứ không giúp nó trở nên toàn vẹn. Tâm trí hiệu quả là sản phẩm của hệ thống giáo dục hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa – một cỗ máy đua tranh tàn bạo và chỉ mang đến sự hủy diệt. Nên giáo dục ấy thúc đẩy những con người không lệ thuộc vào các khuôn mẫu để “nhận biết cái bản chất, cái vốn đang tồn tại.”

Nhưng điều đó không có nghĩa là Krishnamurti phủ nhận sự tồn tại của kiến thức hay khoa học công nghệ. Ngược lại, ông tin rằng, đặt sự trau dồi các phương thức hiệu quả trong mục tiêu “giúp con người trải nghiệm toàn bộ diễn trình của đời sống” thì sẽ đưa những phương thức ấy về đúng vị trí tương xứng trong cuộc sống.

Krishnamurti không coi nền giáo dục ông đề xuất là một nền giáo dục lý tưởng hướng tới một xã hội hoàn hảo. Tính tổng thể và sự hoàn hảo khác xa nhau. Trong tổng thể có sự khác biệt và đa chiều, hoàn hảo thì không. Hoàn hảo mang tính chất mô hình, khuôn mẫu, mà Krishnamurti đã chỉ ra sự hạn hẹp của chủ nghĩa lý tưởng:

“Không một lý tưởng nào, không một bản thiết kế nào cho xứ sở Utopia có thể mang lại sự thay đổi triệt để trong tâm hồn, sự thay đổi là thiết yếu nếu người ta muốn chấm dứt chiến tranh và tránh gây hủy hoại cho tất cả. Các lý tưởng không đủ sức làm thay đổi các giá trị hiện thời.”…

“Khi chúng ta cùng dốc sức cho một lý tưởng, cho một tương lai hoàn hảo, chúng ta đang định hình các cá nhân theo quan niệm của ta về tương lai ấy, chúng ta không quân tâm đến con người, mà chỉ quan tâm đến ý tưởng HỌ nên là gì. Cái nên là này trở nên quan trọng đối với ta nhiều hơn so với cái đang tồn tại, tức cá thể với toàn bộ tính phức tạp của nó.”

Một nền giáo dục đúng đắn không còn cố biến mọi người thành thứ “Họ nên là”, mà tạo mọi điều kiện để giúp các cá nhân trong đó “hiểu về chính mình”. Đó là một nền giáo dục không bị các động cơ chính trị thúc đẩy. Các lý tưởng không bao giờ cho phép sự tồn tại của nền giáo dục giúp con người “hiểu về chính mình” bởi vì đó là cản trở cho sự phát triển của lý tưởng.

Bằng cách giúp những đứa trẻ “hiểu về chính mình”, những giá trị mới sẽ được tạo dựng. Khi những đứa trẻ bị gò ép theo mô hình cũ thì sẽ không có gì mới được tạo ra bởi những đứa trẻ chỉ lặp lại khuôn mẫu mà chúng được học. Dù là phụ huynh hay các nhà giáo dục, các thầy cố giáo, chừng nào còn áp đặt các khuôn mẫu lý tưởng lên những đứa trẻ, thì chừng ấy họ không thực sự yêu thương đứa trẻ, mà chỉ cố gắng phóng chiếu và áp đặt mọi tham vọng của mình lên thế hệ tương lai. Trong tính khuôn mẫu của lý tưởng, tình thương yêu không tồn tại, và đó là mầm mống của những tổn thương tinh thần.

Những ngôi trường nho nhỏ

Tới đây, có lẽ nhiều người đọc băn khoăn, rằng cách thức giáo dục hiển nhiên đúng này không thiết thực đối với số đông. Số đông – luôn là luận điểm thường xuyên được viện cớ cho những mô hình giáo dục theo kiểu mẫu. Trường học từ lâu được đóng khung theo mô hình “hàng trăm trẻ em được học cùng nhau, cùng với mọi phô trương và thành công kèm theo nó”, một mô hình “càng nhiều càng tốt”.

Krishnamurti gợi ý mô hình với những ngôi trường nhỏ ít học sinh và thầy cô giáo giúp học sinh hiểu chính mình thì quan trọng hơn các phương pháp mới nhất và tốt nhất ở những ngôi trường lớn. Chỉ với nhiều ngôi trường nhỏ thì giáo dục mới thực sự giải quyết vấn đề, những ngôi trường lớn trốn trong đám đông để “né tránh hành động ngay tức khắc”. Krishnamurti đề cập đến hiện trạng rằng nhiều gia đình nhỏ mong muốn con mình được hưởng một nền giáo dục đúng đắn đã góp tiền với nhau để xây dựng những ngôi trường nhỏ, với chi phí vận hành tốn kém, nhưng những đứa trẻ được chỉ dẫn bởi những thầy cô giáo không bị áp đặt bởi hệ thống khuôn mẫu. Và khó có thể tránh được sự cản trở từ các cá nhân hám lợi hay những chính phủ, tổ chức tôn giáo…, bởi chúng mang tính chất cách mạng một cách sâu sắc.

Một vấn đề khác mà các ngôi trường nhỏ dễ gặp phải đó là sự biệt lập. Khi các cá nhân ở trong một môi trường tuyệt vời ở các ngôi trường nhỏ, họ dễ bị tách biệt khỏi thực tế rằng “có một thế giới ở bên ngoài, cùng với tình trạng xung đột, hủy hoại và khốn cùng ngày càng gia tăng”. Nhưng, môi trường ấy không tách khỏi tính tổng thể của sự chuyển hóa. Bởi vì một môi trường giáo dục tạo ra những con người tự do, có sự thấu hiểu chính mình đủ để ứng dụng kiến thức và kỹ năng đúng chỗ của nó, mới có thể tạo ra sự thay đổi bền vững.

Trong một ngôi trường nhỏ, yếu tố tự lập và không phân cấp là điều quan trọng nhất. Hiệu trưởng không phải người có quyền lực cao nhất, những thầy cô không phải người có quyền uy tuyệt đối, học trò không phải người tuân phục… Tất cả các cá nhân làm việc của mình một cách bình đẳng và chủ động, nhờ thế tồn tại sự thong dong bởi họ tự sắp xếp thời gian cho mình. Sự thong dong không phải là sự nhàn rỗi, các môi trường lớn luôn cảm thấy khó chịu với sự nhàn rỗi của các cá thể trong đó. Sự thong dong là trạng thái không căng thẳng, một hình thức thư giãn, một sự riêng tư. Mỗi người lại có một cách “thong dong” của riêng mình, có thể thong dong qua công việc, qua sự học hỏi, hay đơn giản là nhàn rỗi. Và chỉ ở trong môi trường giáo dục thong dong, các cá nhân mới có thời gian để hiểu nhau và giúp nhau giải quyết các vấn đề – điều mà những ngôi trường lớn không thể làm được.

Những gì Krishnamurti gợi mở trong các bài giảng của mình dường như đang được hiện thực hóa trên thế giới ở các quy mô nhỏ, cho dù những ngôi trường ấy có thuộc hệ thống của Krishnamurti Foundation hay không. Những gợi mở của Krishnamurti có lẽ sẽ không hữu ích với những mô hình giáo dục lớn nhằm tạo ra những con người “hiệu quả”, nhưng luôn có ý nghĩa với những cá nhân khao khát một nền giáo dục chân chính và đúng đắn.

Hà Thủy Nguyên

Đọc thêm:

Đối thoại của Krishnamurti và David Bohm về nguồn gốc của sự xung đột tâm lý – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÔNG THỂ SỐNG HÒA BÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT – KRISHNAMURTI (VIDEO) – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

KRISHNAMURTI NÓI VỀ GIÁO DỤC – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

KRISHNAMURTI: THỜI GIAN & CÁI CHẾT – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

SỐNG KHÔNG PHẢN KHÁNG – KRISHNAMURTI – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

Đối thoại của Krishnamurti và David Bohm về nguồn gốc của sự xung đột tâm lý

Lời người dịch: Đây là một đối thoại kỳ thú của bậc thầy tâm linh Krishnamurti và nhà vật lý lượng tử David Bohm. Cuộc đối thoại hé lộ cách tâm linh và khoa học đã tiến gần đến nhau để nhận diện sự thật. Những câu hỏi được đặt ra khi hai ông cùng trao đổi về lý do thế giới của loài người vận hành bằng cướp bóc và nô dịch, rồi sau đó dẫn đến nỗi ám ảnh về “sự trở thành”

Hạnh phúc trong các quan niệm tôn giáo và tâm linh

“Khi tôi năm tuổi, mẹ tôi luôn nói với tôi rằng hạnh phúc chính là chìa khóa của cuộc sống. Lúc tôi tới trường, người ta hỏi tôi rằng tôi muốn mình sẽ trở thành như thế nào khi lớn lên. Tôi đã viết, ‘hạnh phúc’. Người ta nói với tôi rằng tôi không hiểu bài tập ấy, và tôi đáp lại rằng họ không hiểu cuộc đời.” Đó là tâm sự của John Lennon, ca sĩ chính trong ban nhạc The Beatles. Đã có

Bằng cấp – chúng ta đang làm gì với đời mình

Còn nhớ những ngày đầu nhóm Book Hunter mới tụ nhau, bọn tôi thường hay dành buổi chiều chủ nhật để xem phim. Ngày ấy, một bạn trong nhóm “đề cử” bộ phim khoa học viễn tưởng “Gattaca” (1997). Bộ phim đặt ra một giả định: rằng khi công nghệ chọn lọc gen phát triển tới mức mỗi đứa trẻ được sinh ra nhờ và công nghệ này đều là những đứa trẻ hoàn hảo, và chúng nghiễm nhiên được đặt trong một số phận

Đừng né tránh bệnh thành tích và bất bình đẳng trong trường học bằng những tranh luận vô nghĩa (và xóa trường chuyên không phải là giải pháp)

Viết nhân dịp ra mắt cuốn sách TRƯỜNG HỌC KÉM THÀNH TÍCH do con gái của mình dịch (nhân vật vẫn được gọi bằng bí danh "mẹ trẻ" trên facebook), cùng lúc cộng đồng mạng đang bàn luận say sưa về mâu thuẫn giữa trường chuyên và trường thường. 1/ Đầu tiên... hiểu về trường thường đôi chút nhé! Đầu tiên, ta quay trở lại một chút mô hình trường học. Chúng ta chủ yếu học theo mô hình trường học phổ thông, tức là

Người trẻ muốn làm việc tốt cần quên những thứ học ở trường đi

Học, thi cử, rồi lại học, cho đến khi có được bằng cấp, và khi đi làm, những điều học được ở nhà trường không hẳn là thích hợp với yêu cầu công việc thực tiễn. Đây vốn không phải là một thực tế quá gây shock với người Việt Nam. Mỗi người Việt chúng ta đều chấp nhận thực tế ấy như một chân lý hiển nhiên và miễn là con cái chúng ta cố học để có đủ các bằng cấp, điều kiện