Home Dịch thuật Tại sao tôi viết – George Orwell (2): Văn chương và chính trị

Tại sao tôi viết – George Orwell (2): Văn chương và chính trị

Có thể thấy rằng những xung lực khác nhau này đã phải giao tranh với nhau như thế nào, và bằng cách nào chúng lan truyền từ người này sang người khác theo thời gian. Theo bản chất – cứ cho rằng “bản chất” là trạng thái bạn đạt được khi bạn lần đầu trưởng thành – tôi là người mà ba động lực đầu tiên mạnh mẽ hơn động lực thứ tư. Ở thời bình, tôi có thể đã chỉ viết những cuốn sách mang tính trang trí, và vẫn hầu như không nhận thức gì về lòng trung thành chính trị của mình. Như thể tôi bị buộc phải trở thành một loại tuyên truyền viên. Đầu tiên, tôi mất 5 năm để làm công việc không phù hợp (một Cảnh sát Hoàng gia Ấn Độ, ở Miến Điện), rồi sau đó tôi rơi vào cảnh nghèo túng và cảm nhận được về sự thất bại.  Điều này làm tăng sự thù ghét tự nhiên đối với nhà cầm quyền và khiến tôi lần đầu ý thức một cách đầy đủ về sự tồn tại của tầng lớp lao động, và công việc ở Miến Điện đã mang lại cho tôi hiểu biết về bản chất của nền quân chủ: nhưng những trải nghiệm này không đủ để mang lại cho tôi một định hướng chính trị đúng đắn. Thế rồi Hitler xuất hiện, Nội chiến Tây Ban Nha, vân vân. Cho đến cuối năm 1935, tôi vẫn tiếp tục thất bại trong việc đưa ra một xác quyết. Tôi nhớ tôi đã viết một bài thơ ngắn vào ngày đó, thể hiện tình trạng lưỡng lự của mình:

 

Một cha sở hạnh phúc tôi đã từng

Hai trăm năm trước

Rao giảng về tận thế

Và ngắm hạt óc chóc mọc

 

Nhưng, bẩm sinh, than ôi, thời tội lỗi

Tôi bỏ lỡ thiên đàng phúc lạc

Vì lông mọc trên môi tôi

Và các giáo sĩ đều nhẵn nhụi

 

Và sau đó đều là thời toàn hảo

Ta dễ dàng phúc lạc

Ta lung lay đau khổ để yên giấc

Trên những bộ ngực cây cối.

 

Tất cả ngu dốt chúng ta dám sở hữu

Niềm vui chúng ta pha loãng

Chùm lông trên cành táo

Cũng khiến kẻ thù run sợ

 

Nhưng những quả mơ và bụng cô gái

Phủ lên dòng suối

Ngựa, vịt trong chuyến bay lúc bình minh

Đều là một giấc mơ

 

Cấm mơ thêm nữa;

Ta chặt đứt niềm vui hoặc che giấu chúng

Ngựa làm từ thép

Và kẻ béo múp nhỏ thó cưỡi chúng

 

Tôi là con sâu chẳng quay đầu

Hoạn quan không có hậu cung

Giữa linh mục và chính ủy

Tôi đi như Eugene Aram

 

Và chính ủy đang nói về vận may của tôi

Khi radio đang phát,

Nhưng linh mục đã hứa với một Austin Seven,

Vì Duggie luôn chi trả.

 

Tôi mơ tôi ở trong phòng cẩm thạch,

Và tỉnh dậy để biết là sự thực;

Tôi đã được sinh ra ở thời đại thế đấy;

Smith ư? Jones ư? Bạn ư?

 

Chiến tranh Tây Ban Nha và các sự kiện khác trong năm 1936 – 37 đã thay đổi quy mô và sau đó tôi biết mình đang ở đâu. Mỗi dòng trong tác phẩm nghiêm túc mà tôi bắt đầu từ năm 1936 đã được viết ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, đều chống lại chế độ toàn trị và ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ, như tôi hiểu về nó. Đối với tôi, dường như vô lý khi ở trong một thời đại của chúng ta mà nghĩ rằng người ta có thể tránh viết về những chủ đề như vậy. Mọi người viết về chúng trong vỏ bọc này hoặc vỏ bọc khác mà thôi. Đơn giản là một câu hỏi về phe nào đang thực hiện vào điều gì sẽ tới sau đó. Và một người càng ý thức được về thiên kiến chính trị, thì càng có nhiều cơ hội để hành động một một cách chính trị mà không cần phải hi sinh sự liêm chính trong thẩm mỹ và trí tuệ của mình.

 

 

Những gì tôi mong muốn nhất trong suốt mười năm qua là khiến văn chương chính trị trở thành một nghệ thuật. Xuất phát điểm của tôi luôn là một cảm giác về lòng trung thành, một cảm giác về bất công. Khi tôi ngồi xuống và viết, tôi không nói với bản thân mình rằng: “Tôi sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật”. Tôi viết nó bởi vì có lời dối trá rằng tôi muốn phơi bày, những sự kiện mà tôi thu hút sự chú ý, và mối quan tâm ban đầu của tôi là muốn được lắng nghe. Nhưng tôi không thể viết được một cuốn sách, hoặc thậm chí một bài tạp chí dài, nếu đó còn chẳng phải là một trải nghiệm thẩm mỹ. Bất cứ ai quan tâm đến việc xem xét tác phẩm của tôi sẽ thấy rằng ngay cả khi nó được tuyên truyền một cách rõ ràng nó vẫn chứa đựng nhiều điều mà chính trị gia chuyên nghiệp coi là lạc đề. Tôi không thể, và cũng không muốn, hoàn toàn từ bỏ thế giới quan mà tôi đã có từ thời thơ ấu. Chừng nào tôi còn sống tôi và tôi còn cảm thấy rõ ràng mãnh liệt về lối văn chương, thì còn tiếp tục yêu trái đất, và còn mang tới niềm vui tới những đối tượng thô cứng và những mẩu thông tin vô dụng. Không ích gì để cố gắng kìm nén chiều kích nào đó của bản thân mình. Công việc này là để điều tiết những gì yêu ghét ăn sâu vào tôi với những hoạt động tập thể, công cộng thiết yếu mà thời đại này ép buộc lên tất cả chúng ta.

 

Điều này không dễ. Nó đặt ra các vấn đề về cấu trúc và ngôn ngữ, và nó cũng đặt ra một cách thức mới về sự trung thực. Hãy để tôi đưa ra chỉ một ví dụ về loại khó khăn đã phát sinh. Cuốn sách của tôi về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, “Tôn kính dành cho Catalonia” (Homage to Catalonia”), tất nhiên là một cuốn sách chính trị rõ rệt, nhưng tổng quan nó được viết ra với sự tách rời và chú ý nhất định đối với hình thức. Tôi đã rất cố gắng để kể toàn bộ sự thật mà không vi phạm bản năng văn chương của mình. Nhưng trong những phần khác có hẳn một chương dài đầy các trích dẫn trên báo và những thứ tương tự thế, để bảo vệ những người theo chủ nghĩa Trotsky đã bị buộc tội mưu đồ cùng Franco. Rõ ràng một chương như vậy, sau một hoặc hai năm sẽ khiến người đọc thông thường chẳng quan tâm nữa, chắc chắn sẽ làm hỏng cuốn sách. Một nhà phê bình mà tôi tôn trọng đã đọc tôi tôi nghe một bài giảng về điều này. Ông ta nói: “Tại sao ông lại nhét tất cả vào đó? Ông đã biến những gì có thể tạo ra một cuốn sách hay thành báo chí.” Những gì ông ta nói là đúng, nhưng tôi không thể làm khác được.  Tôi tình cờ biết, điều mà rất ít người ở Anh được phép biết, rằng những người đàn ông vô tội đã bị buộc tội sai. Nếu tôi không giận dữ về điều đó thì tôi không bao giờ viết nên cuốn sách này.

 

Dù hình thức này hay hình thức khác, vấn đề sẽ lại nảy sinh. Vấn đề của ngôn ngữ tinh vi hơn và sẽ mất rất nhiều thời gian để bàn cãi. Tôi sẽ chỉ nói rằng những năm sau này tôi đã cố viết ít hình ảnh hơn và nhiều chính xác hơn. Trong mọi trường hợp nào tôi nhận ra rằng vào thời điểm bạn hoàn thiện phong cách văn chương của mình, bạn vẫn luôn vượt lên khỏi nó. “Trại súc vật” (“Animal Farm”) là cuốn sách đầu tiên tôi cố gắng hợp nhất mục đích chính trị và mục đích nghệ thuật , với toàn bộ ý thức rằng tôi đang làm gì. Tôi chưa viết cuốn tiểu thuyết nào trong vòng bảy năm, nhưng tôi hi vọng sẽ viết ra một cuốn khác sớm thôi. Đó chắc chắn là một thất bại, mỗi cuốn sách đều là thất bại, nhưng tôi biết rõ loại sách mà tôi muốn viết.

 

Nhìn lại qua vài trang cuối, tuôi thấy rằng tôi đã khiến điều này xuất hiện dù cho động lực văn chương của tôi là toàn bộ công chúng. Tôi không muốn để lại điều đó như ấn tượng cuối cùng. Tất cả các nhà văn đều vô dụng, ích kỷ, và lười biếng, và ở đáy động lực của mình đều ẩn chứa một bí ẩn. Viết một cuốn sách là một cuộc chiến khủng khiếp và kiệt quệ, giống một căn bệnh dài đau đớn. Người ta không bao giờ thực hiện được một điều như vậy nếu không bị điều khiển bởi con quỷ mà người ta vốn không chống lại được hoặc hiểu về nó. Chúng ta đều biết rằng con quỷ đó chỉ đơn giản tương tự một loại bản năng khiến cho một đứa trẻ la hét gây chú ý. Tuy nhiên cũng đúng là người ta có thể viết những điều không thể đọc nổi trừ phi người ta liên tục tranh đấu để biểu hiện cá tính của riêng mình. Văn hay giống như một ô cửa sổ. Tôi không dám chắc rằng động lực nào của tôi là mạnh mẽ nhất, nhưng tôi biết chắc đâu là điều xứng đáng để đi theo. Và nhìn lại công việc của mình, tôi thấy rằng lần nào cũng vậy, cứ khi nào tôi thiếu mục đích chính trị thì sẽ viết ra những cuốn sách vô hồn với những đoạn văn màu mè, những câu văn vô nghĩa, những tính từ trang trí và nói chung là giả dối.

 

Gangrel, mùa hè 1946

Hà Thủy Nguyên dịch

Ai viết…

Viết đi viết lại một vài kiểu nội dung, nhiều tới mức bất an, tới mức thấy nghi ngờ: Nghi ngờ toàn bộ nội hàm của những câu từ ấy. Điều gì đứng sau những ý tưởng này? Điều gì đứng sau dạng tri thức này? Điều gì chi phối toàn bộ các thông điệp này? Ngòi bút không phải bị uốn cong, thứ bị nhào nặn, bóp méo, lỗ chỗ lồi lõm chính là lương tâm của kẻ viết. Tay ta đang viết, hay

Con đường Viết của tôi (7): Xây dựng nền tảng kiến thức cho người sáng tác văn chương

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Nhiều người cho rằng những người sáng tác như nhà văn, nhà thơ phải như những kẻ “nhặt lá đá ống bơ”, ngơ ngơ ngác ngác như chú bê lạc giữa cõi đời. Hình ảnh ấy  thật dễ thương và dễ tạo thương cảm. Tuy nhiên, nếu bạn là người say đắm với các tác phẩm văn chương kinh điển, bạn có thể tưởng tượng rằng người sáng tác văn chương (nhà văn,

Con đường Viết của tôi (8): Biết rõ mình đang viết gì

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Việc viết văn xuôi cũng giống như một vị vua đang điều khiển dân chúng của mình (chính là các từ ngữ). Một vị vua, muốn cho đất nước trật tự và phát triển thịnh trị, không thể làm bừa làm ẩu mà cần phải có sự tính toán sao cho người dân từng bước đi theo từng lộ trình mà vị vua mong muốn. Vị vua muốn thuyết phục lòng người hẳn

Sáng tạo cá nhân trong thời đại của công nghiệp văn hóa

Từ giữa thế kỷ 20, Mỹ và Pháp đã tiên phong thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp văn hóa và chứng minh sức ảnh hưởng sâu rộng, từ đó lan ra các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Các quốc gia này không chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận, mà còn xem đó như một chiến lược để lan tỏa hình ảnh đất nước. Tuy nhiên, nội tại của nền công nghiệp văn hóa ẩn chứa

Tại sao tôi viết? – George Orwell (1): Động lực của nhà văn

Từ khi ít tuổi, có lẽ là năm hay sáu gì đó, tôi đã biết rằng khi tôi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà văn. Trong quãng từ mười bảy đến hăm tư tuổi tôi đã cố từ bỏ ý định này, nhưng tôi thực hiện điều đó với ý thức rằng tôi đang lăng mạ bản chất đích thực của mình và dù sớm hay muộn tôi sẽ ngồi xuống và sáng tác. Tôi là đứa thứ hai trong số ba anh