Home Dịch thuật Dịch thơ Vãn hứng – Nguyễn Trãi

Vãn hứng – Nguyễn Trãi

Cuối ngõ náu mình nỗi quạnh hiu
Khăn đen gậy trúc dạo bước chiều
Xế tà thôn vắng cây ngưng bóng
Cầu ngập đường hoang vắng tịch liêu
Thời gian trôi mãi sông mờ mịt
Anh hùng ôm hận lá liêu xiêu
Về tựa lan can ngồi lẻ chiếc
Trăng trong trời biếc một mảnh treo.

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Cùng hạng u cư khổ tịch liêu,
Ô cân trúc trượng vãn tiêu diêu.
Hoang thôn nhật lạc, hà thê thụ.
Dã kính nhân hy, thuỷ một kiều.
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu.
Quy lai độc bẵng lan can toạ,
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu

Dịch mới Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du

    Người chơi đàn chốn Long Thành, không rõ tên gọi là chi. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học chơi đàn nguyệt (còn gọi là đàn Nguyễn) trong đội nữ nhạc hoàng cung vua Lê. Quân Tây Sơn ra Bắc, đội nhạc cũ người chết kẻ đi. Nàng lưu lạc các chợ, ôm đàn hát rong. Những khúc nàng chơi đều là khúc “Cung phụng” hầu vua, người ngoài chưa từng được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng bậc nhất một

Bản dịch mới Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Một điều thú nhận khó chối cãi, tôi không thích những bản thơ chữ Hán được dịch sang thể lục bát hoặc song thất lục bát, vậy nên, dù bản “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm hay tới cỡ nào đi chăng nữa cũng không làm tôi bị lay động (Nhiều học giả cho rằng đó là bản diễn Nôm của Phan Huy Ích). Âm hưởng của nguyên tác là sự kết hợp giữa sự bi tráng

Côn Sơn Ca – Nguyễn Trãi

Côn Sơn có suối Nghe âm tịch mịch rơi Ta làm dây đàn chơi. Côn Sơn có đá Mưa sạch rêu xanh phủ Ta làm chiếu trúc ngủ. Trong núi có tùng Vạn dặm xanh mênh mông Ta nhàn nhã nằm suốt ngày ròng Trong rừng có trúc Ngàn mẫu in sắc lục Ta chốn đây ngâm nga điệu khúc Hỏi người cớ gì chẳng về ngay, Nửa đời bụi trần vướng chi đây? Muôn chung chín vạc làm gì nhỉ? Nước cơm đạm bạc