Home Dịch thuật Tại sao tôi viết? – George Orwell (1): Động lực của nhà văn

Tại sao tôi viết? – George Orwell (1): Động lực của nhà văn

Từ khi ít tuổi, có lẽ là năm hay sáu gì đó, tôi đã biết rằng khi tôi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà văn. Trong quãng từ mười bảy đến hăm tư tuổi tôi đã cố từ bỏ ý định này, nhưng tôi thực hiện điều đó với ý thức rằng tôi đang lăng mạ bản chất đích thực của mình và dù sớm hay muộn tôi sẽ ngồi xuống và sáng tác.

Tôi là đứa thứ hai trong số ba anh em, nhưng tôi kém anh cả và hơn em út những 5 tuổi, và tôi gần như không được thấy cha mình cho tới khi tôi tám tuổi. Vì lý do này và một vài nguyên nhân khác tôi khá đơn độc, và sớm hình thành lối sống bất tuân khiến tôi không được yêu quý trong suốt thời đi học của mình. Tôi có thói quen của một đứa trẻ cô đơn khi tạo nên các câu truyện và dựng nên những cuộc đối thoại với những người tưởng tượng, và tôi nghĩ rằng ngay từ ban đầu niềm đam mê văn học của tôi đã được trộn lẫn với cảm giác cô độc và bị đánh giá thấp. Tôi biết rằng tôi có lợi thế trong sử dụng ngôn từ và một năng lực đối mặt với những sự thật phũ vàng, và tôi cảm thấy rằng điều này tạo ra một dạng thế giới riêng tư mà trong đó tôi có thể lấy lại thế giới của riêng tôi vì những thất bại trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên tập hợp những bài viết nghiêm túc – đúng hơn là có ý định một cách nghiêm túc – mà tôi viết ra trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu của mình chẳng đến sáu trang giấy. Tôi đã viết bài thơ đầu tiên lúc bốn hay năm tuổi, mẹ tôi mang ra để soát chính tả. Tôi không thể nhớ chút nào về nó ngoại trừ nội dung của nó về một con hổ và con hổ có “răng giống ghế” – một cụm từ đủ hay, nhưng tôi nghĩ rằng đây là một trường hợp đạo thơ bài “Hổ này hổ” (Tiger, tiger) của Blake. Ở tuổi mười một, khi thế chiến 1914 – 1918 nổ ra, tôi đã viết một bài thơ yêu nước và được in trên tờ báo địa phương, cũng như vài bài khác hai năm sau đó về cái chết của Kitchener. Thi thoảng, khi tôi lớn hơn một chút, tôi cũng viết những bài thơ thiên nhiên dở tệ theo đúng phong cách của George và thường chẳng bao giờ hoàn thành được. Tôi cũng đôi lần cố gắng viết những truyện truyện ngắn mà đó là một thất bại khủng khiếp. Đó là tổng cộng tất cả những gì nghiêm túc mà tôi đã tực sự viết trong suốt những năm tháng ấy.

Dù sao đi nữa, trong suốt tời gian này tôi đã tham gia vào các hoạt động văn chương. Bắt đầu với những thứ được sản xuất theo đơn đặt hàng mà tôi đã thực hiện rất nhanh chóng, dễ dàng và không vui vẻ gì. Ngoài công việc ở trường, tôi đã viết thơ, những bài thơ minh họa mà tôi có thể bật ra với tốc độ đáng kinh ngạc – ở tuổi mười bốn tôi đã viết hẳn một vở kịch thơ, bắt chước Aristophanes, trong khoảng một tuần – và giúp biên tập tạp chí của trường, vừa in vừa làm bản thảo. Những tạp chí này khôi hài một cách đáng thương và tôi gặp ít rắc rối với nó hơn nhiều so với thứ báo chí rẻ tiền nhất hiện nay. Nhưng sau tất cả những điều này, trong khoảng mười lăm năm ấy, tôi đã thực hành một bài tập văn chương rất khác biệt: đây là câu truyện tiếp diễn về chính bản thân tôi, một dạng nhật ký chỉ tồn tại trong tâm trí mà thôi. Tôi tin rằng đây là thói quen phổ biến của trẻ em và các thanh thiếu niên. Bởi vì từ khi còn rất nhỏ tôi đã từng tưởng tượng rằng tôi là, nói thế nào nhỉ, Robinhood, và tự hình dung mình là người hùng trong các cuộc phiêu lưu li kỳ, nhưng chẳng mấy chốc “câu truyện” của tôi đã không còn là một dạng ái kỷ thô thiển và ngày càng trở thành một dạng mô tả giản đơn những gì tôi làm và những gì tôi thấy. Trong phút chốc những điều này chạy qua đầu tôi: “Anh đẩy cửa và bước vào phòng. Một tia nắng mặt trời vàng vọt, chiếu qua tấm rèm sa mỏng, xiên vào bàn, nơi những hộp diêm, hé nửa, nằm cạnh lọ mực. Với tay phải trong túi anh bước qua cửa sổ. Dưới con phố con mèo đầu rùa đang đuổi theo một chiếc lá héo tàn.” Vân vân và vân vân. Thói quen viết này còn kéo dài cho tới khi tôi khoảng hăm lăm tuổi, ngay trong những năm tôi không có chút văn chương nào. Mặc dù tôi đã phải kiếm tìm, và kiếm tìm những ngôn từ đúng đắn, tôi dường như vẫn nỗ lực miêu tả những điều trái với ý muốn của tôi, theo đúng những gì bên ngoài ép buộc. “Câu truyện” phải, tôi cho rằng, phản ánh phong cách của những nhà văn khác nhau mà tôi đã ngưỡng mộ ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhưng cho tới giờ tôi nhớ là chúng đều có cùng chất lượng miêu tả chi tiết giống nhau.

Khi tôi khoảng mười sáu tuổi tôi đột nhiên khám phá ra thú vui đơn thuần là ngôn từ, ví dụ như âm điệu hay phối từ. Những dòng này từ “Thiên đường lạc lối” (Paradise Lost):

“Thế là chàng với khổ cực và cần lao
Được đổi thành: khổ cực và cần lao chính chàng”

giờ đây chẳng có vẻ gì là tuyệt vời với tôi, lại đã từng khiến tôi ớn lạnh xương sống, và hứng khởi đánh vần “hee” thay cho “he”. Đối với nhu cầu miêu tả mọi thứ, tôi đã biết toàn bộ rồi. Do đó, rõ ràng rằng loại sách ấy tôi có thể viết trong tầm tay vào thời điểm đó. Tôi muốn viết những cuốn tiểu thuyết thực sự vĩ đại với những cái kết không tốt đẹp, tràn ngập các miêu tả chi tiết và những hình ảnh ví von, và cũng tràn ngập những đoạn văn thẫm đỏ mà trong đó ngôn từ được sử dụng tạo ra nhịp điệu riêng của mình. Và trên thực tế là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi, “Những ngày Miến Điện”, tôi đã viết khi tôi ba mươi tuổi, nhưng đã được nhen nhóm ý tưởng sớm hơn nhiều, khá là tiêu biểu cho thể loại này.

Tôi đưa ra tất cả những thông tin cơ bản này bởi vì tôi không nghĩ rằng người ta có thể đánh giá động cơ của một nhà văn mà không biết gì về thời kỳ phát triển ban đầu của nhà văn ấy. Đối tượng của nhà văn sẽ được xác định bởi thời đại, ít nhất điều này đúng ở thời loạn lạc và nổi dậy như thời của chúng ta – nhưng trước khi nhà văn ấy bắt đầu viết thì sẽ có sẵn một thái độ cảm xúc bao trùm khiến không thể thoát ra. Không nghi ngờ gì nữa, chính sự chuyên nghiệp là để thuần hóa tính khí của nhà văn và tránh mắc ket trong tình trạng thiếu trưởng thành, hay trong những tâm trạng đồi trụy: nhưng nếu nhà văn thoát khỏi những ảnh hưởng ban đầu của chính mình thì đồng thời cũng tự giết chết những thôi thúc viết lách của mình. Bỏ qua nhu cầu kiếm sống, tôi nghĩ rằng có bốn động lực lớn cho viết lách ở mọi cấp độ văn chương. Chúng tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau với mỗi nhà văn, và trong mỗi nhà văn tỉ lệ sẽ thay đổi theo từng thời điểm, theo bầu không khí mà nhà văn sống trong đó. Chúng bao gồm:

(1) Bản ngã siêu tuyệt. Mong muốn có được vẻ thông tuệ, được nói đến, được nhớ tới sau khi chết, để lấy lại tự tôn từ những người đã hắt hủi bạn khi bạn còn tơ ấu, vân vân và vân vân. Các nhà văn có cùng đặc tính này với nhà khoa học, nghệ sĩ, chính trị gia, luật sư, quân nhân, các doanh nhân thành đạt – tóm lại là toàn bộ những cái mẽ đỉnh cao của nhân loại. Đám đông vĩ đại của loài người không ích kỷ hoàn toàn. Sau độ tuổi ba mươi, họ hầu như tắt lịm tham vọng cá nhân – nhiều trường hợp, thay vì đó, họ gần như từ bỏ ý thức về cá nhân – và sống chủ yếu vì người khác, hoặc đơn giản là bị vùi dập tàn tệ. Nhưng một số ít những người tài năng, có ý chí, quyết tâm đeo đuổi đến cùng, và các nhà văn đều nằm trong lớp này. Tôi phải nói là các nhà văn nghiêm túc, hão huyền và thích tự coi mình là trung tâm hơn các nhà báo, mặc dù ít quan tâm tới tiền bạc hơn.

(2) Đam mê thẩm mỹ. Nhận thức về cái đẹp ở thế giới bên ngoài, hoặc, mặt khác, là ngôn từ và cấu trúc chuẩn mực của họ. Sung sướng được tác động hết âm thanh này tới âm thanh khác, trong sự chặt chẽ của lời văn đẹp đẽ hay những nhịp điệu của các cốt truyện hay ho. Ham muốn được chia sẻ một trải nghiệm mà người ta cảm thấy đáng giá và không thể bỏ lỡ. Động lực cái đẹp khá yếu ớt đối với đa số nhà văn, nhưng ngay cả với một người viết hay tác giả của sách giáo khoa đều sẽ có những từ và cụm từ yêu thích vì lý do ngớ ngẩn nào đó, hoặc đơn giản là thấy ấn tượng vì phông chứ hoặc độ rộng của lề, vân vân. Từ cấp độ của một hướng dẫn xe lửa trở lên, chẳng cuốn sách nào thoát khỏi những tính toán thẩm mỹ.

(3) Xúc cảm lịch sử. Mong muốn được thấy mọi thứ đúng như chúng là, tìm kiếm những thực tại đích thực và lưu lại cho hậu thế.

(4) Mục đích chính trị – từ “chính trị” được sử dụng theo nghĩa rộng nhất có thể. Mong muốn thúc đẩy thế giới theo hướng nào đó, để thay đổi ý tưởng của người khác về một loại xã hội nào đó mà họ nên phấn đấu theo. Một lần nữa phải nói là, không cuốn sách nào thực sự thoát khỏi thiên kiến chính trị. Ý kiến cho rằng nghệ thuật chẳng liên quan gì đến chính trị thì chính bản thân nó cũng là một thái độ chính trị.

 

(Còn nữa)

Hà Thủy Nguyên dịch

Nguyên tác: https://orwell.ru/library/essays/wiw/english/e_wiw

Ai viết…

Viết đi viết lại một vài kiểu nội dung, nhiều tới mức bất an, tới mức thấy nghi ngờ: Nghi ngờ toàn bộ nội hàm của những câu từ ấy. Điều gì đứng sau những ý tưởng này? Điều gì đứng sau dạng tri thức này? Điều gì chi phối toàn bộ các thông điệp này? Ngòi bút không phải bị uốn cong, thứ bị nhào nặn, bóp méo, lỗ chỗ lồi lõm chính là lương tâm của kẻ viết. Tay ta đang viết, hay

Con đường Viết của tôi (8): Biết rõ mình đang viết gì

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Việc viết văn xuôi cũng giống như một vị vua đang điều khiển dân chúng của mình (chính là các từ ngữ). Một vị vua, muốn cho đất nước trật tự và phát triển thịnh trị, không thể làm bừa làm ẩu mà cần phải có sự tính toán sao cho người dân từng bước đi theo từng lộ trình mà vị vua mong muốn. Vị vua muốn thuyết phục lòng người hẳn

Nhật ký Viết Muôn Vẻ Cuộc Sống #4: Ngẫu hứng và ứng tác

Tôi tới thành Vinh và nhận lời tham gia sinh hoạt với một nhóm bạn đọc sách tại đây. Họ đều là những nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà báo, giáo viên… Không gian viết nằm trong tiệm thêu truyền thống ở một con phố nhỏ với bàn gỗ mộc mạc, trà thơm và mùi thảo mộc ấm cúng. Thành Vinh chìm trong cơn mưa rả rích, khí lạnh tràn vào từ biển, và lòng người có chút hoang mang.  Thời gian buổi tối không có

Con đường Viết của tôi (7): Xây dựng nền tảng kiến thức cho người sáng tác văn chương

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Nhiều người cho rằng những người sáng tác như nhà văn, nhà thơ phải như những kẻ “nhặt lá đá ống bơ”, ngơ ngơ ngác ngác như chú bê lạc giữa cõi đời. Hình ảnh ấy  thật dễ thương và dễ tạo thương cảm. Tuy nhiên, nếu bạn là người say đắm với các tác phẩm văn chương kinh điển, bạn có thể tưởng tượng rằng người sáng tác văn chương (nhà văn,

Tại sao tôi viết – George Orwell (2): Văn chương và chính trị

Có thể thấy rằng những xung lực khác nhau này đã phải giao tranh với nhau như thế nào, và bằng cách nào chúng lan truyền từ người này sang người khác theo thời gian. Theo bản chất – cứ cho rằng “bản chất” là trạng thái bạn đạt được khi bạn lần đầu trưởng thành – tôi là người mà ba động lực đầu tiên mạnh mẽ hơn động lực thứ tư. Ở thời bình, tôi có thể đã chỉ viết những cuốn sách