Home Tác phẩm & Dự án Tiểu thuyết “Thiên mã”

Tiểu thuyết “Thiên mã”

Tiểu thuyết “Thiên mã”

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

Thời gian sáng tác: 2010

Số trang:  183 trang

Xuất bản năm 2011, NXB Kim Đồng –Tái bản năm 2023, NXB Kim Đồng

Độ ảnh hưởng: Đoạn trích từ “Thiên Mã” được đưa vào Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, thuộc bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG của Bộ giáo dục & đào tạo. Cuốn sách được đánh giá là một trong những cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên tại Việt Nam. 

Đặt mua tại: Thiên Mã – Hà Thủy Nguyên – Book Hunter Lyceum

Tổng quan nội dung:

“Thiên mã” là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng pha trộn với các yếu tố huyền bí, được viết với giọng kể của một cô gái tuổi mới lớn. Các nhân vật chính trong truyện đều không có tên mà được gọi bằng các đặc điểm. Linh vật của truyện là con thiên mã, được lai tạo từ công nghệ gen của Thần Đồng, là nhân vật duy nhất có tên riêng với cái tên Thần Thoại. Thần Thoại chở nhân vật tôi và Thần Đồng tham gia vào một cuộc phiêu lưu đến các công trình cổ của các nền văn minh như đền thờ Delphi, Kim Tự Tháp Ai Cập, sa mạc Gobi, thành phố Atlantic chìm dưới đáy biển…v…v…

“Thiên mã” có thể được xem là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên ở Việt Nam có sự kết hợp với các yếu tố huyền bí, tâm linh. “Thiên mã” được đánh giá khá cao bởi sự mới lạ và các kiến thức được sử dụng trong sách ở thời điểm nó ra đời.

Báo Lao Động: “Thiên Mã” như một hành trình không giới hạn của trí tưởng tượng tuổi thơ, không chỉ mang lại kiến thức về lịch sử, văn hóa, mà còn là lời nhắn nhủ về sự dấn thân theo đuổi ước mơ của người trẻ tuổi.

Nhà báo Phan Thế Hải: “Viết về đề tài khoa học viễn tưởng, nhưng “Thiên Mã” có rất nhiều những câu văn đẹp, làm rung động cả những con tim phong trần. Sự hồn nhiên, sinh động của câu chuyện đã hấp dẫn những người khó tính nhất, kể cả với ai tự cho mình là kẻ hiểu đời vẫn phải ngỡ ngàng.”

Trích dẫn truyện:

  • “Từ thuở bé, tôi vẫn mơ về những con ngựa có cánh thần kì trong thần thoại Hy Lạp. Những con ngựa ấy có thể cất cao đôi cánh, đưa tôi tới bất cứ nơi chốn kì diệu nào trên thế giới bao la này. Dần dần, lớn lên, tôi nhận ra rằng vốn dĩ chẳng có con thiên mã nào cả. Mười bốn tuổi, tôi phải đối mặt với những môn học khô khan, những bài kiểm tra cứng nhắc và những cuôn tranh tài quyết liệt, sẵn sàng loại bỏ tôi bất cứ lúc nào. Bố mẹ tôi không thích tôi mơ mộng. Họ đặt cho tôi một định hướng chắc như đinh đóng cột, rằng: khi lớn lên tôi phải trở thành bác sĩ, không thì cũng phải là một doanh nhân. Nhưng không! Tôi sợ những con số lắm. Nào thì con số, nào thì công thức, nào thì phép toán… Tất cả đã che dần, che dần hình ảnh mơ hồ về đàn ngựa có cánh tồn tại trong tâm trí hỗn loạn của tôi.”
  • “Từ biệt bị đạo sĩ trông nom “Ngôi đền Yên Tĩnh”, chúng tôi bay qua rặng núi, tới sườn phía nam của Everest, nơi tiếp giáp với đất nước Nepal nhỏ bé. Qua thông tin thu thập được về các cuộ thám hiểm Everest, chúng tôi được biết các nhà leo núi thường khởi hành tại một nơi gọi là Trại Nền với độ cao trên 5000 mét. Để tới được đây, nếu không có Thần Thoại, chúng tôi sẽ phải tới Lukla ở độ cao 2860 mét, rồi từ làng Kathmandu đi qua Namche Bazaar. Nhưng ỷ vào con ngựa có cánh với sức chịu đựng phi thường, chúng tôi tin chắc nó có thể an toàn tiếp đất ngay trước cổng ngôi đền. Giờ đang là mùa hè – mùa mưa. Vào mùa này, ở khu vực núi có những dòng khí chuyển động rất lạ. Thần Thoại đang bay giữa không trung thì một cơn giông thình lình xuất hiện. Hắn và tôi ôm chặt lấy cổ Thần Thoại để không bị thổi văng đi. Nhưng sức của thiên mã không đủ để đương đầu với trận cồng phong giữa chốn thâm sơn. Mây chao đảo! Núi chao đảo! Gió gầm gào bên tai! Tôi thấy mình và Thần Đồng bị hất xuống một sườn núi. Hình như hắn đã ôm chặt lấy tôi, nép mình dưới một mỏm đá lớn, chờ trận cuồng phong lắng xuống.”

Ác mộng

Nhân một lần đọc lại thơ Văn Cao Tôi đón đầu mùa thu Bằng những người đã cũ Những người đi qua cơn ác mộng thiên đường Mệt rũ cánh bên bờ thiện ác Ha hả cười cho vợi bớt chông chênh   Chiếc lá nào rơi giữa mông mênh Tôi nằm ngắm vạn thiên đường rơi rụng Những thiên thần lạc lối Có nghe đôi cánh đổi màu Theo cơn điên trần thế Nơi tôi đã ở rất lâu Ngước nhìn thiên đường khinh

Buông

Ta buông một vần thơ nhè nhẹ Mây ngàn rung động nỗi yêu thương Phất phơ cây lá Nhòa hoa cỏ Đô thành vào mơ Chớp mắt Ta buông một cơn mơ Qúa khứ vẩn vơ chẳng còn chẳng mất Mờ mờ Cố nhân mưa Mây buông điểm sắc tơ vương vấn Điểm nhẹ chấm hôn mắt ai Yêu thương hiển lộ Níu chút nhớ hờ Ồ mưa trót dài Vì ai… Điệu khúc vẳng lặng Chiều buông vu vơ Lỡ một nhịp thơ Mà

TA ĐỘC HÀNH TỰA MÂY – WILLIAM WORDSWORTH

Ta độc hành tựa mây Phiêu bồng trên hẻm núi cao tới những ngọn đồi, Trong phút chốc ta thấy một chùm Một khóm. Hoa thủy tiên ánh vàng Cạnh hồ nước, ngay dưới gốc cây Vẫy gọi và nhảy nhót trong làn gió * Miên viễn tựa hồ ánh sao tỏa sáng Và lấp lánh giữa giải ngân hà, Chúng vươn tới sự vô cùng. Dọc theo bờ vịnh: Cả vạn người chứng kiến ta trong khoảnh khắc, Ngất ngây trong điệu nhảy cuồng

Tôi yêu cái chết

Tôi đến bên mùa xuân Nơi những cánh cửa mở tung chờ khép Những khát thèm cuộn cháy Kìa hoa Kìa hoa rực cháy Lửa tinh túy và tuyệt diệu Xuân tàn như định mệnh Cái chết tinh túy và tuyệt diệu Nơi tôi   Ép mùa xuân trong trang sách nhỏ Để mà chi? Ép tuổi trẻ câu thơ nhàn rỗi Để mà chi? Lửa thời gian đều rụi cả Chỉ mỉm cười Cười cũng để mà chi?   Có bông hoa đợi chết

Con đường viết của tôi (3): Sự “hay” muôn vẻ, chi bằng cứ đúng lòng mình

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  “Hay” là một khái niệm rất chung chung. Đọc một áng văn tuyệt mỹ, anh bảo hay, tôi bảo dở, âu cũng là lẽ thường tình. Hay dở cũng như xấu đẹp, tùy vào trình độ cao thấp, và thói quen tư duy của người tiếp nhận. Bàn về lẽ hay dở, tôi đặc biệt tâm đắc với lời than của Hàn Phi Tử hơn hai ngàn năm về trước: “…lời nói thuận