Home Trên truyền thông Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả “Hồ Qúy Ly”, “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội gạo lên chùa”…

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả “Hồ Qúy Ly”, “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội gạo lên chùa”…

Lần đầu gặp nhà văn Xuân Khánh là lúc tôi mới học lớp 12. Tôi thường thấy ông đạp xe trên phố Bà Triệu. Lúc ấy, tôi hay lang thang đọc sách ở Thư viện Hà Nội. Một lần, vì quá thích cuốn tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly”, tôi đã đánh liều đạp xe đến gần ông để bắt chuyện, ông nói rất ít và rất cẩn trọng, chỉ khuyên một câu mấu chốt là: “Cháu muốn viết tiểu thuyết thì cần quan tâm đến cấu trúc tiểu thuyết và kiến thức”. Lời khuyên ấy ngắn gọn nhưng đã vạch cho tôi một con đường rất sáng rõ.

Sau này, nhiều lần có cơ hội gặp mặt ông, nhưng tôi đều đứng từ xa quan sát. Khi bước vào làng văn, tôi đã bị một ấn tượng rằng con người ngoài đời của họ và con người trong sáng tác khác xa nhau lắm, thậm chí là đối lập. Tôi không muốn mất đi thiện cảm với các tác phẩm của ông.

Sáng nay, sau 13 năm quan sát ông từ xa, tôi đã có một cuộc đối thoại trực tiếp với ông khi thực hiện buổi phỏng vấn của VĂN VIỆT. Cuộc phỏng vấn có nội dung khá rộng, bao quát chặng đường sáng tác của ông, những năm tháng khó khăn khi ông bị treo bút và qua đó thể hiện được đời sống cũng như khí phách của văn nghệ sĩ chân chính trong những năm Đổi Mới. Sau cuộc phỏng vấn, tôi đã rất vui, bởi những câu trả lời của ông phản ánh đúng con người mà tôi gặp trong các tác phẩm của ông. Tức là con người đời thực của Nguyễn Xuân Khánh đồng nhất với con người sáng tác của ông. Một điều vui hơn nữa, đó là ông đã cho phép Book Hunter được chuyển tác phẩm của ông sang tiếng Anh.

Một điều nữa tôi muốn nhắn gửi đến những bạn trẻ vẫn hay hỏi tôi về việc làm sao có thể vừa theo đuổi ước mơ, lại vừa đảm bảo đời sống: Hãy xem đoạn trả lời của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Các bạn sẽ thấy rằng, có một thế hệ các nhà văn tâm huyết, họ bị bần cùng hóa, họ bị cấm viết, hàng ngày phải làm thợ may, thợ cắt tóc, nuôi lợn… thế mà họ vẫn học hỏi, vẫn viết, vẫn đeo đuổi giấc mơ lớn của mình. Vậy thôi! 

Trích Facebook Hà Thủy Nguyên

Tiểu thuyết “Cầm thư quán”

Tiểu thuyết “Cầm thư quán” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2005 Số trang:  88 trang Xuất bản lần đầu năm 2008, NXB Phụ Nữ và Nhà sách Kiến Thức ấn hành; tái bản có chỉnh sửa năm 2018, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter ấn hành; hiện đã chuyển nhượng bản thảo cho NXB Phụ Nữ Việt Nam và hiện đang chờ xuất bản.   Tổng quan nội dung: “Cầm thư quán”  là một cuốn tiểu thuyết cổ trang có màu sắc tượng

Dự án tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” về những biến động chính trị và văn hóa thời Lê Mạt

Bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2018 – nay Dự kiến:  3 tập Hiện đã hoàn thành: Tập 1 - Khúc Cung Oán & Tập 2 - Nổi gió  Link mua sách: Combo Thiên Địa Phong Trần (Tập 1&2) - Book Hunter Lyceum Tổng quan nội dung: Cuối thế kỷ 18, nước Việt ta đối mặt với một bối cảnh loạn lạc chưa từng có, đánh dấu sự suy tàn không chỉ của triều Lê

Một vài cảm nghĩ khi đọc nhanh tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thủy Nguyên

Viết văn, làm thơ thời nay là một nghề nặng nhọc, bạc bẽo, thu nhập thấp, nguy cơ thân bại danh liệt, không xứng đáng với tài năng và công sức bỏ ra, nhất là những người chọn cho mình con đường viết độc lập, chuyên nghiệp, ít phụ thuộc vào nhà nước nhưng mà như cụ Du đã nói: Đã mang lấy NGHIỆP vào thân thì cũng phải gánh gánh gồng gồng cho nốt kiếp văn nhân . Trước 1945 ( điều kiện tự

“Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên, Kinh điển hay ko xin bàn sau nhưng xin giới thiệu 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử đáng đọc

Khi đọc đến mấy lời phi lộ của tác giả, rằng cảm hứng để viết nên cuốn tiểu thuyết này là bởi đau lòng trước số phận của những quý tộc bất hạnh, xót xa vì những rực rỡ mất mát sau 1 cuộc tao loạn... tôi chợt nhớ tới câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Gia Thiều: “giấc Nam Kha khéo bất bình/bừng con mắt dậy thấy mình tay không” và đặc biệt là câu chuyện dã sử về cuộc hồi hương của vua

Tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” và bài học Canh Tân

Trong số các nhà văn dã sử của nền văn học hiện đại Việt Nam không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết lừng danh “Hồ Qúy Ly”. Có thể nói Nguyễn Xuân Khánh là một cây đại thụ! Người ta chỉ nhận ra một cây đại thụ khi nó đã đủ lớn. Người đọc cũng chỉ biết đến ông từ sau khi “Hồ Qúy Ly” được xuất bản.Giữa lúc tình trạng văn học nước nhà vào những năm 90 đang rơi vào