Home Sáng tác mới Ai viết…

Ai viết…

Viết đi viết lại một vài kiểu nội dung, nhiều tới mức bất an, tới mức thấy nghi ngờ: Nghi ngờ toàn bộ nội hàm của những câu từ ấy. Điều gì đứng sau những ý tưởng này? Điều gì đứng sau dạng tri thức này? Điều gì chi phối toàn bộ các thông điệp này?

Ngòi bút không phải bị uốn cong, thứ bị nhào nặn, bóp méo, lỗ chỗ lồi lõm chính là lương tâm của kẻ viết.

Tay ta đang viết, hay ta chỉ là một con búp bê bị bấm nút điều khiển bởi vô hình. Không có sợi dây để nhận thức được rằng mình là con rối. Lương tâm chẳng đủ sáng để nhân biết kẻ bấm nút. Lương tâm không đủ mạnh để chống lại kẻ bấm nút. Tất thảy những điều ta thường viết có thể chẳng hề là của ta.

Nào, cả sự sáng tạo. Đi tìm những chân trời nghệ thuật mới, những ý tưởng mới… tất tần tật chỉ là một cơn vùng vẫy. Mơ hồ nhận thấy tất cả những điều này không phải là mình, cố đạp đổ, cố bứt phá, nhưng rồi sẽ lại rơi vào một thứ không phải là mình khác.

Có kẻ viết lách đem linh hồn đổi lấy tiền.
Có kẻ viết lách đem linh hồn đổi lấy danh.
Kẻ ngu dại hơn cả là đánh cược linh hồn mình để đổi lấy vĩnh cửu. Cuộc đánh cược không có điểm dừng…

Vọng tưởng nhỏ đổi lấy chút lợi lộc trần tục. Vọng tưởng lớn đổi lấy gì không rõ…
Đâu là điều thực sự từ những xao động bên trong cất lên? Mà những xao động bên trong ấy có thực ta chăng?

Nhưng chọn vọng tưởng nhỏ thay cho vọng tưởng lớn thì có phải sẽ tốt hơn? Không hề? Vọng tưởng nhỏ lôi tuột ta vào một cái bẫy, trở thành thức ăn cho giống loài tham lam, rồi bị tiêu hóa, bị biến thành đống phân to đùng nuôi dưỡng cho vùng đất nơi giống loài tham lam ấy sinh trưởng.

Vọng tưởng lớn không biến ta thành đống phân, nó mê hoặc ta để đồng hóa ta trở thành một dòng tâm thức cuộn trào chế ngự thế gian.

Vọng tưởng nào cũng đều chỉ đưa ta lạc giữa hư vô.

Ôi ngôn từ? Ôi sáng tạo? Ôi tư tưởng? Hư vô đang vẫy gọi ta về.

Hà Thủy Nguyên

Nhật ký Viết Muôn Vẻ Cuộc Sống #4: Ngẫu hứng và ứng tác

Tôi tới thành Vinh và nhận lời tham gia sinh hoạt với một nhóm bạn đọc sách tại đây. Họ đều là những nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà báo, giáo viên… Không gian viết nằm trong tiệm thêu truyền thống ở một con phố nhỏ với bàn gỗ mộc mạc, trà thơm và mùi thảo mộc ấm cúng. Thành Vinh chìm trong cơn mưa rả rích, khí lạnh tràn vào từ biển, và lòng người có chút hoang mang.  Thời gian buổi tối không có

Tại sao tôi viết? – George Orwell (1): Động lực của nhà văn

Từ khi ít tuổi, có lẽ là năm hay sáu gì đó, tôi đã biết rằng khi tôi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà văn. Trong quãng từ mười bảy đến hăm tư tuổi tôi đã cố từ bỏ ý định này, nhưng tôi thực hiện điều đó với ý thức rằng tôi đang lăng mạ bản chất đích thực của mình và dù sớm hay muộn tôi sẽ ngồi xuống và sáng tác. Tôi là đứa thứ hai trong số ba anh

Con đường Viết của tôi (6): Diễn đạt loằng ngoằng và sự suy thoái của tư duy

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Walt Whitman nói: “Nghệ thuật của nghệ thuật, niềm vinh quang của sự biểu hiện, ánh thái dương của vẻ đẹp ngôn từ, chính là sự mộc mạc”. Thơ Walt Whitman quả thực là một điển hình cho tiếng lòng được cất lên như nó vốn là. Tôi thích thơ ông chính ở điểm ấy. Nhưng tôi cũng rất thích các tác giả có lối diễn đạt kỳ lạ hoặc những ngôn từ

Con đường viết của tôi (3): Sự “hay” muôn vẻ, chi bằng cứ đúng lòng mình

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  “Hay” là một khái niệm rất chung chung. Đọc một áng văn tuyệt mỹ, anh bảo hay, tôi bảo dở, âu cũng là lẽ thường tình. Hay dở cũng như xấu đẹp, tùy vào trình độ cao thấp, và thói quen tư duy của người tiếp nhận. Bàn về lẽ hay dở, tôi đặc biệt tâm đắc với lời than của Hàn Phi Tử hơn hai ngàn năm về trước: “…lời nói thuận

Con đường Viết của tôi (1): Viết cho mình hay viết cho người

Đọc thêm về chùm bại "Con đường Viết của tôi" tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/con-duong-viet-cua-toi/ Tôi bắt đầu viết những bài thơ đầu tiên hồi lớp 3. Hồi đó tôi thường hay đi loanh quanh tìm lá cây, đem về ép, rồi viết những câu thơ vịnh loài cây ấy. Lên lớp 6, tôi bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tiên, đó là một truyện khoa học viễn tưởng. Lúc đó, tôi nhìn lại những bài thơ viết hồi lớp 3, thấy ấu trĩ quá, nên vứt