Home Sáng tác mới Ánh sáng trong lễ hội hóa trang

Ánh sáng trong lễ hội hóa trang

Chiều chủ nhật trễ nải trôi qua…

Màn sương mờ giăng phố…

Tôi ngồi nơi quán café trên con phố quen thuộc. Ai cũng đeo đuổi điều gì đó riêng biệt. Người với người không thực sự nói chuyện, họ chỉ phô diễn những chiếc mặt nạ của bản thân.  Hãy tưởng tượng, những chiếc mặt nạ đang nói chuyên với nhau. Không phải đêm hội hóa trang.

Thôi không diễn xuất, như thể mình không tồn tại, chỉ nhận thức là tồn tại. Ta sẽ nghe thấy tiếng xì xào của lẽ đời. Lẽ đời còn có thể là gì khác ngoài một lễ hội hóa trang vô tận.

Họ mải diễn những nhân cách không phải họ. Như thể, ai cũng đang lên đồng, nói những điều mình không suy nghĩ, suy nghĩ những điều mình không hề hiểu, và hiểu mù mờ rất nhiều điều hư ảo. Cuộc đời của họ bị điều khiển không phải chỉ bởi những người xung quanh họ, mà còn bởi chồng chồng lớp lớp các thế giới – thứ chẳng ai nhận thức được. Họ đã diễn quá sâu và quá lâu đến mức đồng nhất mình với mặt nạ.

Chủ Nhật là ngày để không ai phải đeo mặt nạ, nhưng họ vẫn tiếp tục đeo mặt nạ. Họ không cần nghỉ ngơi. Bởi nếu nghỉ ngơi thực sự, tức là uể oải như tôi đây, thì họ còn cái gì nữa? Chỉ là mảnh vụn lăn qua lăn lại ức vạn kiếp thế gian. Linh hồn của họ đã bẻ vụn theo thời gian để vừa với đủ loại mặt nạ. Họ sợ hãi sự uể oải bởi bên trong họ chỉ còn hố đen thăm thẳm. Họ cần gặp nhau theo cách này hay cách khác để tiếp tục hi vọng, tiếp tục bám níu lấy cuộc sống.

Rao giảng về đơn độc thần thánh, về thức tỉnh, về ánh sáng, về vượt qua những gì thuộc về con người… tất thảy đều đưa con người đến hủy diệt. Hẳn nhiên! Làm sao sự sống tồn tại nếu thiếu đi sự đa dạng của mặt nạ? Và nếu linh hồn không cần mặt nạ nữa, thì đâu còn những cộng đồng, những xã hội… Vâng, chúng ta cần thẳng thắn với nhau, sẽ không có thức tỉnh khi còn cố níu bám lấy cộng đồng bằng những thứ như tình yêu, từ bi, lòng vị tha…Thứ đức hạnh tốt đẹp ấy là sự yếu đuối của các bậc giác giả, khi họ chẳng thể một mình cô đơn trong cơn hủy diệt. Và nhờ thế, sự sống còn tồn tại trên đời.

Sự hủy diệt đến với rất ít người, những người chấp nhận rằng buông bỏ mặt nạ đồng nghĩa với tuyệt vọng. Ánh sáng không thuộc về sự sống, mà là bóng tối. Sự sống luôn dung túng trong nội tại của nó đủ thứ thiện ác nhập nhằng. Ánh sáng ở bên ngoài cả thiện và ác, nó đại diện cho sự thức tỉnh. Ánh sáng không nên tồn tại trong đêm hội hóa trang. Trong đêm hội hóa trang, người ta chỉ có thể thắp sáng cho nhau bởi những ánh sáng nhân tạo, vờ vịt, thứ ánh sáng phản chiếu.

Ly cà phê đã cạn. Đêm hội hóa trang không kết thúc. Ánh sáng nơi tôi bị che lấp dần bởi ham muốn được sống mãnh liệt. Và bởi thế, tôi lại tự buộc mình vào bóng tối. Như bao kẻ khác, tôi cười nói rồi sân hận rồi u buồn, diễn các vai tôi do định mệnh nào đó sắp đặt. Sự mệt mỏi đằng đẵng kéo dài khi tôi vẫn chưa thể nhập tâm hoàn toàn vào vai diễn, khó chịu với chiếc mặt nạ của số phận, cố vùng vẫy để thoát khỏi và tiến gần tới hủy diệt. Bi kịch cho những diễn viên tồi tệ như tôi: không thể hoàn thành vở diễn của mình rồi cúi chào trong tiếng tung hô. Vinh quang không đến với những kẻ như tôi, và tôi xin nhường vinh quang ấy cho người nào còn cuồng si trong bóng tối vô minh. Vinh quang ấy, chẳng phải cũng như nguồn sáng giả tạo trong đêm hội vũ trang sao?

Kìa tôi đấy ư?

Tôi thấy mình trong gương với chiếc mặt nạ thay hình đổi dạng, đang miễn cưỡng mỉm cười, ôm ấp lấy thế gian.

 

Hà Thủy Nguyên

Đêm vô định

Tự bao giờ, một bàn tay vô hình đã tài tình kết vô vàn giọt lệ thành những bông hoa. Đêm nay, một bông hoa rụng cánh xuống mặt bàn gỗ xù xì, uế tạp, xỉn màu thời gian. Đêm nay, có loài hoa rưng rưng bật khóc. Hoa được sinh ra từ nước mắt để rồi cả cuộc đời chỉ biết khóc than. Ta không nhặt những cánh hoa rơi đem liệm trong túi vải như nàng Lâm Đại Ngọc, ta lại càng không

Khổ

Khổ… Không phải là một cảm xúc, bởi cảm xúc lan tỏa rung động, cho dù là vui hay buồn, giận dữ hay an lạc. Không phải một trạng thái, bởi khi ở trong trạng thái nào đó, dù khoái lạc hay tuyệt vọng, say sưa hay lý trí, yêu hay hận… ý thức của con người hòa làm một với toàn bộ các cảm giác và vận hành toàn bộ thân thể, tạo nên một tổng thể tâm trí. Không phải một hành động,

Tự khúc cái chết

(Tôi viết cho bố ngày bố qua đời) Ngày lại ngày… ta thấy cái chết ở mọi ngóc ngách của cuộc sống… Một bản nhạc hay đi đến phần kết… Một tấn kịch hay đã khép hồi… Một vần thơ đi đến kiệt cùng cảm xúc… Cái đẹp của bông hoa bỗng úa tàn… Cái chết luôn hiện diện. Những kẻ không thể cảm nhận được sự bi thương trong từng khoảnh khắc của sự sống thì không thể hiểu được cái chết. Người ta