Chạm

Xuân…

Vạn vật cựa mình…

Hoa lá, chim muông, nắng ấm, và cả những nụ cười… đều như muốn khiêu gợi một cái chạm… Nhẹ nhưng sâu sắc!

 

Chỉ cần một cái chạm, có điều gì vô hình thấm vào da thịt, và đi vào tận thăm thẳm bên trong. Giật mình chợt nghĩ, ngày mai, tất cả những gì đẹp đẽ nhất đang sinh sôi nảy nở kia sẽ tan biến. Nhưng phần vô hình của chúng vẫn tồn tại trong ta, khiến ta tiếc nhớ, khắc khoải và kiếm tìm… Và rồi mùa xuân sang năm, ta lại chạm vào vạn vật khác, và vẫn với cảm giác này, và vẫn tiếc nhớ mênh mang…

Nếu mọi thứ hữu hạn là không thật vậy thì cái gì mới là thật? Liệu thực sự có chăng một cõi nào đó vô hạn, không sinh không diệt, giống như các bậc giác ngộ đã chỉ ra. Nơi đó có thật vô biên, hay chỉ bởi họ chưa chạm tới đường biên cuối cùng…

Những cái chạm càng sâu sắc thì càng khiến ta đau đớn. Và thật mỉa mai, trong đau đớn ta nhận ra rằng chẳng có gì là thật cả. Đôi khi thầm nghĩ, giá như ta đừng chạm vào bất cứ thứ gì của thế giới này, thì có thể ta không cảm nhận thấy sự lụi tàn của nó, và ta sẽ chẳng có bất cứ sự đau đớn nào.

Đau đớn là yếu tố cần thiết để đánh thức ta khỏi cơn mộng mị. Trong mộng mị, mọi thứ ta chạm vào cứ thể như là hư không. Trừ phi, ta coi mộng mị như một cõi thực. Nhưng thức dậy rồi thì sao? Ta những tưởng cõi ta đang tồn tại ấy là thực, và ta cười nhạo kẻ khác vì sự mê muội. Ta quên mất là, khi chạm tới đường biên, ta sẽ lại giật mình vì phát hiện ra ta chẳng qua cũng đang ở một cõi mộng khác.

Và cứ thế, cứ thế… mọi thứ đều đi vào ta qua những cái chạm… tung hứng ta giữa thực tại nơi ta đang khám phá và tận hưởng. Để rồi, sau đó, ta chẳng thuộc về nơi đâu. Ta chẳng thể làm gì khác ngoài việc cứ tiếp tục cuộc hành trình đi tìm đường biên của sự vô cùng.

 

Vị thần không tên

Chúng ta chẳng bao giờ hiểu được tại sao đôi khi chúng ta lại có những trạng thái điên rồ được gọi tên bằng “cảm xúc”, bởi vì đó là một điều huyền bí… mà những điều huyền bí thì có bao giờ hiển hiện một cách rạch ròi để ta có thể chạm vào đâu. Và cũng một cách huyền bí, lời lý giải cho những trạng thái ấy đã được kể lại. Tuy nhiên, chẳng ai tin câu trả lời ấy cả và

Tập truyện ngắn “Bên kia cánh cửa”

Tập truyện ngắn “Bên kia cánh cửa" Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2005 - 2013 Số trang:  168 trang Xuất bản năm 2013, NXB Lao Động và Nhà sách Bách Việt ấn hành. Tình trạng bản thảo: Sách đã hết hàng trên thị trường. Sắp sửa tái bản trên Amazon. Tổng quan nội dung: "Bên kia cánh cửa" là tập truyện ngắn về sự lang thang và vô định của kiếp người. Tập truyện được viết bằng một lối suy niệm

Người kể chuyện buồn

Ai bảo sinh ra làm kiếp ôm chân thần Venus Hỡi anh chàng ra vẻ phớt buồn đau… (Gío đầu ô – Chu Hoạch)   … Tiếng guitar lững thững dạo chơi qua những quãng tâm trạng… Tiếng réo rắt như dao đâm vào tim. Tiếng mơn man xoa dịu những cơn dằn vặt dày vò tâm trí ta. Từ lúc nào ly cà phê đã gắn liền với thứ âm nhạc lãng du ấy. … Ngồi ở góc khuất của một quán guitar café,

Giao thừa

 “Hà Nội mừng đón Tết, vắng bóng người đi… Liễu rủ mà chi…  Đêm tân xuân, hồ Gươm sao lung linh … Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa  Đường phố vắng bóng đèn chạnh lòng tôi nhớ tới người em…”  Hắn khép lại đêm diễn cuối năm bằng ca khúc “Gửi người em gái miền Nam” nhưng chẳng ai them để ý tới tiếng hát của hắn. Hắn đưa mắt nhìn cái màu đỏ lòe loẹt của ngày Tết mà chủ hàng dán

Khúc tụng ca hoan lạc

Khi một con người chết đi, linh hồn xuất hiện… Khi một linh hồn chết đi, sau đó là những gì? Chẳng gì cả. Ngay cả khi tái sinh sang kiếp mới, linh hồn cũng không hề chết, nó chỉ quên rằng nó đã từng tồn tại. Nàng bừng tỉnh sau một cơn suy nghĩ miên man luôn tràn ngập tâm trí nàng mỗi buổi sáng sớm. Những làn nắng tuôn chảy vào căn phòng, thả tung vô vàn hạt li ti bay bổng trong