Home Trên truyền thông Ngạc nhiên với “Điệu nhạc trần gian”

Ngạc nhiên với “Điệu nhạc trần gian”

Khi nhà sách Đông Đô đưa bản thảo Điệu nhạc trần gian (*) nhờ đọc, tôi đã ngạc nhiên. Đó là câu chuyện tưởng tượng pha trộn huyền thoại, dã sử và hình như cả… chưởng nữa! Đến khi gặp tác giả tôi càng ngạc nhiên. Nguyễn Thị Phương Thảo (bút danh Hà Thủy Nguyên) khi viết những dòng đầu tiên cho tác phẩm đầu tay này chỉ mới 14 tuổi.

Điệu nhạc trần gian là tiểu thuyết viết theo lối chương hồi một cách phóng túng. Cuốn tiểu thuyết cuốn hút người đọc theo những bước chân phiêu lãng, những cuộc tình đắm say của những chàng trai, cô gái từ trên trời xuống làm việc thiện, việc nghĩa; chấp nhận những thử thách đến từ cái ác, cái xấu.

Tìm hiểu thêm về Tiểu thuyết “Điệu nhạc trần gian”: https://hathuynguyen.com/tieu-thuyet-dieu-nhac-tran-gian/ 

Tôi không nghĩ là Thảo không bị ảnh hưởng của những gì em đọc. Nhưng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn cảm giác ngạc nhiên khi đọc tiểu thuyết này. Bố cục, lớp lang liền mạch, nhân vật rõ ràng, tả người có dáng, tả cảnh có hình, tả tình có điệu. Cô nữ sinh Hà Nội gốc Nghệ An (học Trường phổ thông cơ sở Marie – Curie, rồi trung học Hồ Xuân Hương) khiến người đọc phải tự hỏi: từ đâu ở độ tuổi của mình em đã thâu nạp được nhiều kiến thức văn chương cổ và biết vận dụng chúng linh hoạt đến vậy? Và trên hết là một óc tưởng tượng kỳ thú.

Vậy tác giả muốn gửi đến mọi người điều gì? Đó là tình yêu. Gia tộc yêu long bị các loài thần long trong đại dương xua đuổi nên căm thù muôn loài trong trời đất. Nhưng tám nàng công chúa tuyệt đẹp của gia tộc yêu long lại đem lòng yêu tám chàng trai tuấn tú trên dương thế. Và tám đứa con ra đời từ cuộc tình này phải trải qua một kiếp khác để được trở lại là mình. Trên hành trình ấy, tình yêu và lòng nhân hậu đã giúp họ chống chọi và chiến thắng bao hiểm nguy, thù địch.

Hiểu như vậy người đọc sẽ đỡ băn khoăn rằng vì sao một học sinh nhỏ tuổi lại viết truyện ma quái, mà không viết những chuyện thực quanh mình. TrongĐiệu nhạc trần gian có một phần tác giả lồng câu chuyện nước Đại Việt xưa, bên cạnh nước Đại Hoàng hư cấu. Nhưng không chỉ có thế. Xin lưu ý hoàn cảnh thôi thúc Thảo cầm bút. Em ham viết, nhưng em còn muốn viết cho bạn bè của mình, và em đã chọn cách viết mình thích mà các bạn cũng thích.

Chuyện là chuyện tiên, ma nhưng đời là đời thực, tình là tình thực. Có thể liên hệ trường hợp Harry Potter. Theo tôi, cái hấp dẫn của Harry Potter là ở chỗ vào thời đại tin học nhưng tác giả đã đưa con người trở lại thế giới phù thủy. Con người càng phát triển về trí tuệ thì càng lo âu về lẽ huyền bí trong sự sinh tồn. Đồng thời cuộc sống nếu mất hết mọi bí ẩn thiêng liêng thì rất đáng chán! Văn học phải chở che con người trong nỗi bí ẩn đó.

Không thể chắc Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ trở thành nhà văn Hà Thủy Nguyên sau cuốn tiểu thuyết đầu tay này (Thảo đang viết một cuốn mới, vẫn là khai thác xứ Đại Hoàng) nhưng tôi tin em đủ “lực” để đi tiếp hướng đi của mình. Tác giả Điệu nhạc trần gian có một vốn từ tiếng Việt khá dồi dào mà ở lứa tuổi em (và có khi nhiều người lớn) lại thiếu hụt.

Phạm Xuân Nguyên (2004)

Bài viết là Lời giới thiệu của Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên dành cho tiểu thuyết đầu tiên của Hà Thủy Nguyên có tên “Điệu nhạc trần gian”. Bài viết mang tính “tiên tri” cho con đường viết của Hà Thủy nguyên. Bài viết này được đăng lại trên báo Tuổi Trẻ Online.

Link báo: https://tuoitre.vn/ngac-nhien-voi-dieu-nhac-tran-gian-62149.htm 

Thị trường sách Việt Nam (5): Trớ trêu sách dịch

Những người yêu sách và có tri thức ở Việt Nam không ít lần phải bực bội khó chịu với những bản dịch được xuất bản có nhiều sai sót. Người ta thường đổ toàn bộ trách nhiệm cho dịch giả, thế nhưng để có một bản dịch tệ hại thì cần có sự tồn tại của một hệ thống biên tập thiếu chuyên môn và một hệ thống giảng dạy tiếng Anh thiếu trách nhiệm. Một bản dịch tệ thường có rất nhiều kiểu sai

Long Điểu truyện – Chương 8: Đổ nát

Hoàng cung chỉ còn là một đống đổ nát. Điểu Kinh náo loạn kinh hãi, dân chúng lật đật rủ nhau thu vén tài sản trong đêm. Thiên Hoàng đứng trên đống đổ nát nhìn xuống phía dưới kinh thành. Tấm áo choàng của chàng ám bụi bay lất phất trong gió. Trong cơn phẫn nộ, chàng đã thiêu rụi tất cả. Thân xác của Điểu vương, vương hậu chỉ còn là một đám tro tàn. Điểu Kinh lúc này không còn ai ngoài chàng

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành

Anh hùng luận (6): Ôn Như hầu giữa tuồng ảo hóa

“Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ Quán thu phong đứng rũ tà huy Phong trần đến cả sơn khê Tang thương đến cả hoa kia cỏ này. Tuồng ảo hoá đã bày ra đấy Kiếp phù sinh trông thấy mà đau Trăm năm còn có gì đâu Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì.” (*) Khúc thơ ấy là lời nàng cung nữ oán thán trong cung, nhưng cũng là lời của thi nhân cảm khái trước cuộc đời bể dâu… Ôn Như

Tôi vs Kim Dung hay những kỷ niệm về một thời “luyện chưởng”

Năm lớp 3, lần đầu tôi được biết đến tiểu thuyết chương hồi qua “Thủy hử”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tây du ký”, “Hồng lâu mộng”… Thế giới kỳ vĩ của tiểu thuyết chương hồi đã đánh bật tất cả những cái đau nhè nhẹ của tiểu thuyết Pháp mà tôi mới đọc hồi ấy như “Không gia đình”, “Trà hoa nữ”, “Bá tước Monte Cristo”… Tôi say sưa nhiều năm trong thế giới ấy, đọc đi đọc lại cho tới khi đọc… Kim Dung.