Home Sáng tác mới Tản văn - Truyện ngắn Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng.
Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người.
Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi.
Chẳng từ ngữ định tính nào định nghĩa được con người. Con người là vô giới hạn. Tức là cùng một lúc con người có thể biến chuyển xấu đi hoặc tốt lên, tùy từng khía cạnh và góc nhìn. Và con người chẳng thể thay đổi được gì tích cực với con người ngoài tiếp tục làm tổn thương nhau và giam hãm nhau trong những tuyên ngôn nhất thời. Nói một cách khác, họ lại cài hoa giả để trang trí cho nhau, còn bên trong chúng ta đều thối rữa.
Thối rữa là một quá trình cần thiết để đổi thay! Đúng không nào! Sau thối rữa sẽ là hồi sinh. Nhưng cái mới sẽ khác cái cũ ở điểm nào? Hay lại là một sự sao chép?
Tóm lại thì con người có thể thay đổi được không? Có lẽ không! Nhưng ta có thể thay đổi bề mặt xã hội để môi trường sống của con người trở nên tốt hơn.
Sự thay đổi bề mặt xã hội, hãy nhớ, chỉ là bề mặt. Dưới lớp mặt nạ ấy, con người vẫn đang thối rữa từng ngày như lộ trình sự sống vẫn diễn ra.
Tóm lại, sự thay đổi có thực sự cần thiết? Cần! Để con người không phải đối mặt với sự thối rữa của mình ấy mà…

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #20: Nhạt nhẽo

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ. Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn. Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng. Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh. Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc. Có nụ cười thiếu vắng niềm vui

Nhảm #23: Nói

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm#12: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm #8: Dân tộc

Tinh thần dân tộc không phải đại diện cho lòng yêu nước, mà là biểu hiện của thứ mặc cảm thua kém. Giống như một tên trọc phú yếu sinh lý, chẳng có gì để tự hào ngoài tài sản của mình và ngồi khư khư ôm mớ tài sản ấy vì sợ mất. Cái gì đại diện cho lòng yêu nước? Còn phải xem định nghĩa thế nào là "nước" đã! Ý niệm đất nước ở mỗi người, mỗi thời đại lại khác nhau