Home Sáng tác mới Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Càng hiểu nhiều quy luật của cuộc sống, càng khó để tham gia cùng cuộc sống.
Nếu ta thử và phát hiện ra điều ta biết là sai, đó không phải bất hạnh, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc vì còn gì đó để khám phá.
Nếu ta cứ đúng mãi dù cho các lựa chọn có điên rồ đến đâu, đó lại là vấn đề. Tức là khi ấy cuộc sống không còn gì để khám phá, để thử thách.
Độ bất hạnh sẽ gia tăng khi ta thậm chí còn không thể sớm chấm dứt đời mình.
Nhưng ai là kẻ hiểu được mọi quy luật?
Những kẻ thành đạt và hoàn mỹ ư? Chưa chắc, họ chỉ đơn giản đang trói mình ở một lựa chọn an toàn.
Những kẻ cứ lao vào những lối sống khác biệt và đắm chìm trong nó ư? Họ chỉ đang chơi tiếp trò chơi số phận.
Ai sẽ để cuộc đời đi qua mình và mỉm cười? Đó có phải kẻ hiểu các quy luật? Liệu họ có thể tự xóa não mình để vui thú như kẻ ban đầu?
Cuộc đời rất ít khi tươi mới, trước khi bắt đầu bất cứ lựa chọn nào, ta phải cười nhạt mà chấp nhận.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #11: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm #9: Đám đông

Các cá nhân chỉ tập hợp với nhau thành đám đông khi họ có một cái "tình" nào đó để "biểu". Tức là, đám đông bị một cái tình nào đó chi phối, thường là những cảm xúc mang tính tàn phá như đau thương hay giận dữ, và thậm chí là hí hửng. Đừng có đi ngược chiều với đám đông, vì sẽ bị đám đông dẫm cho bẹp dí. Chỉ kẻ ngu mới vậy. Kẻ khôn sẽ hùa vào đám đông, lợi dụng

Nhảm #14: Yếu đuối

Đôi khi cần phải yếu đuối, bệnh hoạn, ốm đau, để tự tách mình ra khỏi những thói quen điên rồ của thời đại. Những kẻ muốn sở hữu ta luôn cho ta cảm giác ngập tràn hạnh phúc và năng lượng để ta quên mất rằng ta đang bị cầm tù: cái lồng hoàn hảo. Bất hạnh theo các cách khác nhau và với tỉ lệ khác nhau có thể phần nào giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thời đại. Chịu đựng

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng. Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người. Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi. Chẳng từ ngữ định tính nào định

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành