Home Sáng tác mới Nhảm #5: Tiếng ồn

Nhảm #5: Tiếng ồn

Sâu kín luôn im lặng!
Lời nói luôn là tiếng ồn, cho dù lời nói có hay ho và ý nghĩa đến đâu đi nữa.
Những tư tưởng thiêng liêng và cao cả đều tha hóa, bởi vì chúng quá ồn ào.
Làm sao có thể tìm kiếm sự im lặng bên trong tiếng ồn? Không thể!
Nhưng ta có thể im lặng giữa tiếng ồn.
Bạn đã bao giờ đi im lặng giữa một đám đông hô hào?
Hừm, tiếng ồn sẽ cho rằng bạn phản động, phản cách mạng, phản xã hội.
Dùng tiếng ồn để trấn áp tiếng ồn – độc tài.
Dùng tiếng ồn để phá sự trấn áp – tự do.
Dùng tiếng ồn để xoa dịu tiếng ồn – mặc khải.
Dùng tiếng ồn để chứng minh một tiếng ồn là đúng – chân lý.
Rất dễ để định nghĩa tiếng ồn, nhưng không thể định nghĩa im lặng.
Nếu bạn không thể học cách im lặng, bạn có thể ngủ. Ngủ để chứng kiến một cách sinh động những tiếng ồn ào láo nháo bên trong mình. Vậy thôi!
Đây cũng là một tiếng ồn, cất lên để muốn dập tắt mọi tiếng ồn khác – hủy diệt. Thế thôi!

Hà Thủy Nguyên

Nhảm#12: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm #13: Bắt chước

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,

Nhảm #10: Thú vị

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để