Home Sáng tác mới Nhảm #5: Tiếng ồn

Nhảm #5: Tiếng ồn

Sâu kín luôn im lặng!
Lời nói luôn là tiếng ồn, cho dù lời nói có hay ho và ý nghĩa đến đâu đi nữa.
Những tư tưởng thiêng liêng và cao cả đều tha hóa, bởi vì chúng quá ồn ào.
Làm sao có thể tìm kiếm sự im lặng bên trong tiếng ồn? Không thể!
Nhưng ta có thể im lặng giữa tiếng ồn.
Bạn đã bao giờ đi im lặng giữa một đám đông hô hào?
Hừm, tiếng ồn sẽ cho rằng bạn phản động, phản cách mạng, phản xã hội.
Dùng tiếng ồn để trấn áp tiếng ồn – độc tài.
Dùng tiếng ồn để phá sự trấn áp – tự do.
Dùng tiếng ồn để xoa dịu tiếng ồn – mặc khải.
Dùng tiếng ồn để chứng minh một tiếng ồn là đúng – chân lý.
Rất dễ để định nghĩa tiếng ồn, nhưng không thể định nghĩa im lặng.
Nếu bạn không thể học cách im lặng, bạn có thể ngủ. Ngủ để chứng kiến một cách sinh động những tiếng ồn ào láo nháo bên trong mình. Vậy thôi!
Đây cũng là một tiếng ồn, cất lên để muốn dập tắt mọi tiếng ồn khác – hủy diệt. Thế thôi!

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #11: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm#3: Hành động

Thế gian này, không ai hành động. Tất cả chỉ vận hành theo các thói quen, như một mã lệnh tự động được ghi trong tâm trí. Hành động như một trò diễn theo kịch bản. Hành động như một vật thể di chuyển theo quỹ đạo. Hành động không hàm chứa tự do trong đó. Một hành động khởi lên, nó đã bị kiểm soát bởi các lực đẩy và lực nén. Bất kể con người có ý thức hay vô thức, những hành

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong

Nhảm #8: Dân tộc

Tinh thần dân tộc không phải đại diện cho lòng yêu nước, mà là biểu hiện của thứ mặc cảm thua kém. Giống như một tên trọc phú yếu sinh lý, chẳng có gì để tự hào ngoài tài sản của mình và ngồi khư khư ôm mớ tài sản ấy vì sợ mất. Cái gì đại diện cho lòng yêu nước? Còn phải xem định nghĩa thế nào là "nước" đã! Ý niệm đất nước ở mỗi người, mỗi thời đại lại khác nhau

Nhảm #22: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn