Home Sáng tác mới Nhảm #9: Đám đông

Nhảm #9: Đám đông

Các cá nhân chỉ tập hợp với nhau thành đám đông khi họ có một cái “tình” nào đó để “biểu”.
Tức là, đám đông bị một cái tình nào đó chi phối, thường là những cảm xúc mang tính tàn phá như đau thương hay giận dữ, và thậm chí là hí hửng.
Đừng có đi ngược chiều với đám đông, vì sẽ bị đám đông dẫm cho bẹp dí. Chỉ kẻ ngu mới vậy.
Kẻ khôn sẽ hùa vào đám đông, lợi dụng đám đông để đạt được mục đích của mình, những mục đích mà lúc thông thường họ chẳng thể đạt được.
Kẻ biết sẽ thấy rằng, dù đám đông có đang cố tỏ ra văn minh hay chính nghĩa tới mức nào, thì đám đông vẫn cứ là đám đông.
Sự thực là, đám đông không xây dựng cũng chẳng phá hoại, họ chỉ “biểu cái tình” thôi. Những kẻ đứng sau kích thích họ mới là người nắm quyền lực quyết định rằng đám đông sẽ xây dựng hay phá hoại.
Cái tình càng một chiều thì đám đông càng dễ quần tụ, nên khó khăn không phải là làm thế nào để tập hợp đám đông. Điều thực sự đáng phải suy nghĩ là sẽ dùng thứ vũ khí hủy diệt có tên “đám đông” ấy vào cái gì.
Cá nhân độc lập không cần một đám đông để “biểu cái tình” bởi vì tình với họ chỉ như gió thoảng mây trôi.
Good luck, Hongkong! Một cuộc “biểu cái tình” lên ảnh rất đẹp, nhưng đừng để trở thành thứ vũ khí hủy diệt không thể điều tiết được mức độ phá hoại.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #22: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời

Nhảm #20: Nhạt nhẽo

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng. Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người. Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi. Chẳng từ ngữ định tính nào định

Nhảm #16: Thay đổi

Con người, tự chúng ta gọi chúng ta để phân biệt với loài vật, để tự huyễn rằng mình cao quý hơn muôn loài khác. Người dân, chúng ta khiêm tốn tự gọi mình và đồng loại của mình để mong được kẻ khác chấp nhận sự sinh tồn. Không có mâu thuẫn giữa khái niệm con người và người dân, vì chỉ là những từ khác nhau để chỉ cùng một dạng đối tượng. Khi một người dân trở thành kẻ làm việc trong