Home Sáng tác mới Nhảm #9: Đám đông

Nhảm #9: Đám đông

Các cá nhân chỉ tập hợp với nhau thành đám đông khi họ có một cái “tình” nào đó để “biểu”.
Tức là, đám đông bị một cái tình nào đó chi phối, thường là những cảm xúc mang tính tàn phá như đau thương hay giận dữ, và thậm chí là hí hửng.
Đừng có đi ngược chiều với đám đông, vì sẽ bị đám đông dẫm cho bẹp dí. Chỉ kẻ ngu mới vậy.
Kẻ khôn sẽ hùa vào đám đông, lợi dụng đám đông để đạt được mục đích của mình, những mục đích mà lúc thông thường họ chẳng thể đạt được.
Kẻ biết sẽ thấy rằng, dù đám đông có đang cố tỏ ra văn minh hay chính nghĩa tới mức nào, thì đám đông vẫn cứ là đám đông.
Sự thực là, đám đông không xây dựng cũng chẳng phá hoại, họ chỉ “biểu cái tình” thôi. Những kẻ đứng sau kích thích họ mới là người nắm quyền lực quyết định rằng đám đông sẽ xây dựng hay phá hoại.
Cái tình càng một chiều thì đám đông càng dễ quần tụ, nên khó khăn không phải là làm thế nào để tập hợp đám đông. Điều thực sự đáng phải suy nghĩ là sẽ dùng thứ vũ khí hủy diệt có tên “đám đông” ấy vào cái gì.
Cá nhân độc lập không cần một đám đông để “biểu cái tình” bởi vì tình với họ chỉ như gió thoảng mây trôi.
Good luck, Hongkong! Một cuộc “biểu cái tình” lên ảnh rất đẹp, nhưng đừng để trở thành thứ vũ khí hủy diệt không thể điều tiết được mức độ phá hoại.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #5: Tiếng ồn

Sâu kín luôn im lặng! Lời nói luôn là tiếng ồn, cho dù lời nói có hay ho và ý nghĩa đến đâu đi nữa. Những tư tưởng thiêng liêng và cao cả đều tha hóa, bởi vì chúng quá ồn ào. Làm sao có thể tìm kiếm sự im lặng bên trong tiếng ồn? Không thể! Nhưng ta có thể im lặng giữa tiếng ồn. Bạn đã bao giờ đi im lặng giữa một đám đông hô hào? Hừm, tiếng ồn sẽ cho rằng

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành

Nhảm #23: Nói

Người ta rất dễ bắt chước những nhà thông thái, bởi người thông thái thường nói điều giản đơn. Những kẻ ưa thích phức tạp là những đứa trẻ đang tập nói (như tôi chẳng hạn). Đứa trẻ có thể học cách giản đơn hơn để thốt ra lời thông thái trong những khoảnh khắc thâm trầm hiếm hoi của đời người. Hoặc nó có thể tiếp tục nói nhảm (như tôi). Hoặc tệ hơn, nó có thể trở thành giả dối bằng cách thốt

Nhảm #21: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm#7: Niềm tin

Niềm tin cần thiết khi người ta thiếu ý thức về bản thân mình. Tất cả các niềm tin, dù tốt dù xấu, đều chỉ là thứ gây ảo giác để ta vượt qua chặng đường đời chông gai, để ta có thể như một kẻ ngáo thực hiện các việc làm điên rồ, vô nghĩa. Hoài nghi là một biện pháp cai nghiện, nhưng hoài nghi không giúp ta phòng chống một cơn nghiện niềm tin khác sẽ nảy sinh trong tương lai. Và