Tư tưởng Khai Sáng là tư tưởng nền tảng của thế giới hiện đại, có ảnh hưởng tới cả tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và các giá trị dân chủ ngày nay. Thế nhưng tiến trình phát triển và giá trị cốt lõi của kỷ nguyên Khai Sáng giờ đây vẫn còn khá mập mờ và nhiều tranh cãi. Bài viết này thuật lại ngắn gọn một số tranh luận về vai trò của Khai Sáng trong lịch sử.
———-
Cũng giống như tất cả những học giả tự do của thế kỷ trước, cuốn tiểu thuyết “Herzog” kể về Moses của Saul Bellow đã dành phần lớn trong đó để phân tích di sản của tư tưởng Khai Sáng. Sau khi li dị vì vợ ngoại tình, Herzorg mong muốn hiểu rõ về bản thân anh ta, về đất nước của anh ta và thế kỷ của anh ta, bằng cách viết những lá thư không bao giờ được gửi đi cho những triết gia và những chính trị gia, kể cả còn sống hay đã chết. Anh ta than thở “ảo tưởng về sự hoàn hảo thể chế dân chủ nghị viện , sự đầu độc của hi vọng” và yêu cầu Thủ Tướng Eisenhowver “phải chỉ rõ cho tôi một số chỗ”. Thay vào đó, anh ta học về sự thật cay đắng từ người bạn là Sandor Himmelstein. Sandor nói với Herzog rằng: “Các học giả chỉ giỏi châm chích những điều ngớn ngẩn. Chính bản thân cậu còn không trả lời nổi câu hỏi của chính mình… Một lũ đầu trứng chết tiệt! Nó tạo ra những kẻ khốn ngu dốt như tôi đấu tranh cho tự do”
Vào khoảng thập kỷ cuối, những người ủng hộ Khai Sáng đã lảng tránh những băn khoăn của Herzog về chủ nghĩa tự do hiện đại mà thay vào đó chỉ quan tâm đến tính hiếu chiến của Sandor. Kết quả là sự kiện 11/9 và mối nguy hiểm từ Hồi giáo đãmóc nối các vấn đề, không còn những tay triết gia nhảm nhí nữa, Christoper Hichen và Richard Dawins đề xướng đào sâu tranh luận những quan điểm với góc độ bên ngoài tính hàn lâm và đi vào góc nhìn cá nhân. Học liệt kê lại tất cả những gì đáng giá từ phương Tây hiện đại tới thế kỷ 18, khi mà sự biện chứng, khoa học, chủ nghĩa duy vật và dân chủ bị cấy vào trí não của người Châu Âu.
Mặc dù họ có được một lưu lượng thông tin khổng lồ, những nhà tư duy hiện đại này chắc chắn vẫn không phải là những người đầu tiên phát động Thời Khai Sáng. Các triết gia thế kỷ 18 như Voltaire, Diderot và Alembert đã dành cả đời để tranh luận về những thế hệ sau với vai trò là những người tiên phong cho thời Hiện đại. Vào năm 1784, Immanuel Kant đã mô tả về thời Khai Sáng là “sự giải thoát con người khỏi những giáo điều huyễn hoặc”, đó là một cuộc Cách mạng tri thức, đã khiến cho trí não con người lấp đầy những ham muốn tư duy cùng với các giá trị tự do chính trị và tự do xã hội. Tóm lại, thời Khai Sáng hiện diện như bình minh của tư tưởng hiện đạim và khởi đầu cho hoài nghi mà bỏ qua thần học và phi giáo hóa chủ nghĩa.
Đương nhiên, các triết gia đã tô vẽ bản thân mình như những người khai phóng cứu rỗi nhân loại đang ở trong tăm tối. Chỉ hơn 20 năm sau tuyên bố khải hoàn của Kant, Hegel đã lên án Khai Sáng vì sự tàn sát đẫm máu và những cái máy chém đầu của Cách mạng Pháp, vì vậy họ đã đặt tất cả những tư tưởng nền tảng của thời Khai Sáng là tôn vinh tình yêu, tinh thần và truyền thống lên bàn thờ của hoài nghi và tự do tuyệt đối. Kant và Hegel đã tạo ra một trận chiến triết học xuyên suốt thế kỷ 20 về thời Khai Sáng. Vào thời nắm quyền của Đức Quốc Xã, Ernst Cassirer đã ngăn ngừa chủ nghĩa tự do Weimar (kết hợp giữa học thuyết của Weber, Freud và Marx) bằng việc khôi phục lại triết học hoài nghi của Kant. Lưu vong ở California vào năm 1944, Max Horkheimer và Theodor Adorno đã đáp trả lại sự ngây thơ của Cassirier bằng luận điểm rằng: những gì Khai Sáng biểu hiện không phải là dập tắt chế độ Weimar mà đã thổi bùng lên lò thiêu tội ác của Đức Quốc Xã, và sự độc tôn của công nghệ đã khiến Châu Âu bị chia rẽ. (Quan điểm về việc thời Khai Sáng đã mở đường cho Hitler, ngày nay khá phổ biến trong luận điểm của quyền tự do tôn giáo. Penny Nance, CEO của Hiệp hội Phụ Nữ Hoa Kỳ, trên Bản tin đầu tuần của Fox đã phát biểu: “Bạn biết rằng Kỷ nguyên Khai Sáng và Hoài Nghi đã mang đến quan niệm tương đối về đạo đức. Và quan niệm tương đối về đạo đức đã dẫn chúng ta đi xuống con đường tối tăm tới Ngày Tận Thế”)
Quan điểm của Horkheimer và Adorno về Hegel được dịch sang tiếng Anh vào năm 1972, đã khuyến khích phê bình hậu hiện đại về chủ nghĩa tự do phổ quát. Các triết gia lục địa như Derrida và Foucault cố gắng tìm kiếm bản chất chuyên chế và độc tài của các khái niệm công lý và sự thật, trong khi John Gray và Alasdair Macintyre của Anh lại buộc tôi Khai Sáng vì những kế hoạch chính trị không tưởng sai lầm trong thế kỷ 20 và vì đã tạo ra một thế giới vật chất và nguyên tử hóa của tư bản phương tây. Đương nhiên những đứa trẻ trung thành với thời Khai Sáng đã phản đòn. Kwame Anthony Appiah đã coi bản thân mình là một “triết gia Khai Sáng thời đại mới”, và những người khác, ví dụ như Francis Wheen, đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa phi lý, có thể do ảnh hưởng từ những căn cứ chủ quan của Ernest Gellner trong cuốn sách của ông năm 1992 với tựa đề “Chủ nghĩa Hậu hiện đại, Hoài nghi và Tôn giáo” như một “nền tảng lý luận của thời Khai Sáng”.
Lý luận lắm lời của Hitchens, Wheen … đơn giản chỉ là sự phổ thông hóa truyền thống tri thức, qua đó, các nhà tư tưởng thấy được những gì Khai Sáng đã tạo ra cho thời kỳ được gọi là “hiện đại”, ví du như Mỹ học và chủ nghĩa Cộng sản hiện đại vào đầu thế kỷ 20 hay các giá trị dân chủ của ngày nay. Như sử gia của Stanford là Dan Edelstein gầy đây đã chỉ ra rằng ” có thể thấy Khai Sáng đã trở thành cái gì đó giống những bản tuyên ngôn tư tưởng yếu ớt và ảnh hưởng mờ nhạt đến các xu hướng đương đại.”
Kỳ lạ hơn là trong đám đông ồn ào tranh luận về di sản của Khai Sáng, không có ai là sử gia. Cứ thể như là không có sử gia nào tìm hiểu về thế giới tri thức của Châu Âu thế kỷ 18. Cùng lắm chỉ có tác phẩm “Khai Sáng” hoành tráng của Peter Gay và năm 1966, từ đó các học giả cố gắng cấu trúc lại những tư tưởng của các triết gia về chính trị và xã hội của họ. Hơn thế nữa, họ yêu cầu chúng ta đọc tác phẩm của các triết gia và cuộc đời của họ. Họ nói với chúng ta rằng Khai Sáng không phải bắt đầu từ Paris và Scotland mà từ Ý, Ba Lan và ngoại vi Châu Âu. Họ tranh cãi về sự sửa đổi và những ảnh hưởng mang tính cách mạng của Khai Sáng, và lập luận rằng liệu chúng ta có thể tách Khai Sáng ra khỏi những cuộc biểu tình khác. Kiến thức của chúng ta về chính trị, giới trí thức và văn hóa trong thế kỷ 18 với sự nổi dậy của trí não chỉ được đào sâu và ghi chép mới hơn 50 năm trước đây.
Và những nghiên cứu này vẫn chưa được thừa nhận trong những tranh luận về di sản trí tuệ của thời Khai Sáng. Cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì, tất cả những kết luận và thái độ của các sử gia đều đã thất bại trong việc phá vỡ ranh giới mà những người theo Kant và những người theo Hegel đã vạch ra cho các triết gia, các nhà thần học và các ký giả. Các sử gia chắc chắn không quên sự liên quan của thời Khai Sáng và những thành tựu của các học giả được tôn vinh vào nửa cuối của thế kỷ như Robert Darnton, Daniel Roche và Franco Ventury; nhưng sự khẳng định của họ cũng không mấy có tiếng vang trong tranh biện Hiện đại.
Có thể vì sự phản đối yếu ớt của các sử gia chống lại lý lẽ của chủ nghĩa tự do, năm 2001, Jonathan Israel đã giải phóng “Sandor Himmelstein” ở bên trong mình và cho xuất bản phần đầu tiên (800 trang) trong bộ sách viết về lịch sử triết học Khai Sáng. Đây là một sử gia có những chứng cứ đầy ấn tượng trong nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc ở Tây Ban Nha, nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản và sự nổi trội mang tầm thế kỷ của Cộng hòa Hà Lan thế kỷ 17, có thể coi như là gần nhất với nguồn gốc không chắc chắn của Khai Sáng với sự phức tạp của triết học và chính trị học mà nó để lại.
Thật không may mắn! Thay vì làm một bộ ba đồ sộ kiến thức, ông lại bị rơi vào phê phán vì một sự ám ảnh không thể kiểm soát được với Spinoza, và niềm tin vững chắc của ông đối với góc nhìn hiện đại dường như không khác nào những cuộc tranh luận triết học lớn nhất thời đại (về tự do, dân chủ, bác ái). Nhiều nhà phê bình trích dẫn Israel như một quan điểm tích cực về dân chủ phương Tây so với quá khứ. Một lần nữa, thế kỷ 18 đã trôi qua trong chủ nghĩa hiện đại.
Vậy thì lịch sử triết học phải làm gì? Một người bi quan sẽ nói rằng người đó phải đối mặt với 2 lựa chọn. Người đó có thể tiếp tục nghiên cứu thời Khai Sáng với các giai đoạn của nó, và chờ đợi ai đó vượt qua sự ảnh hưởng của nó – người tự tin xác định nó là cái gì, rồi ghi chép lại. Hoặc ra, như Israel đã làm, người đó có thể chọn một khía cạnh và diễn giải những thành tựu của chủ nghĩa tự do hiện đại hoặc giải thích cho kẻ chống đối nó. Nói cách khác, người đó có thể giống như Moses Herzog, với những bức thư không bao giờ được đọc của anh ta và những câu hỏi không bao giờ được trả lời; hoặc có thể giống như Sandor Himmelstein và những tên khốn to mồm ngu dốt. Liệu có còn cách nào khác chăng?
Hi vọng được lấy lại khi có tin rằng Anthony Pagden viết một cuốn sách có tên “Thời Khai Sáng – tại sao vẫn là vấn đề?” (NXB Đại học Oxford ). Pagden, hiện đang làm viện tại UCLA, đã có một sự nghiệp toàn cầu nhất mà các học giả khác chỉ có thể mơ. Được học ở Chile, Luân Đôn và Oxford, ông đã nắm giữ vai trò chủ chốt trong các ngành lịch sử, chính trị học và triết học tại nhiều viện hàn lâm cấp cao ở Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ. Ông viết nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc, sự di cư và các học thuyết của châu Âu. Cuốn sách cuối cùng ông viết là khảo cứu về 2500 phân tranh giữa phương đông và phương tây. Một con người toàn cầu như ông đủ điều kiện để mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về việc tại sao thời Khai Sáng và những vấn đề lịch sử liên quan, đến giờ “vẫn là vấn đề”.
Câu chuyện của Pagdens bắt đầu khi tư tưởng Khai Sáng ý thức rằng nó đã được cài đặt trước đó. Những nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 17 như Newton, Descartes, Hobbes và Locke phá hủy triết học đang được giảng dạy trong các trường đại học bấy giờ về việc trí não con người là thiên bẩm, là do Chúa tạo ra; và thay vào đó là những bản tính tự nhiên của con người thông qua trải nghiệm thực tế và quyền lợi cá nhân. Vì vậy, thế kỷ 18 đã thừa hưởng cách nhìn thế giới của những người duy lý, không phải Chúa là trung tâm. Nhưng không còn Công giáo để điều khiển được dòng chảy trí tuệ, cái gì có thể cứu con người thoát khỏi sự sa đà vào thói ích kỷ, bạo ngược và tranh đua?
Pagden cho rằng, thành tựu lớn nhất của Khai Sáng là chuẩn bị cho sự đoàn kết nhân loại. Khía cạnh đặc biệt của nó không phải là trói buộc lịch sử, tự nhiên, thần học và chính trị trong vòng giám sát của hoài nghi, mà hầu hết các nhà phê bình và nhiều kẻ thằng cuộc vẫn kêu gào, mà thay vì đó là sự thừa nhận tinh thần nhân loại của chúng ta – khả năng đặt vị trí của mình vào người khác để có thể đồng cảm với họ. Adam Smith và David Hume dậy chúng ta rằng loài người không phải do Chúa tạo ra, cũng không phải là những kẻ ích kỷ đòi hỏi lợi ích cá nhân, mà loài người chính là một người bạn của loài người. Pagden cho rằng đây là nguồn gốc của tư tưởng đại đồng: niềm tin của Khái Sáng vào một nhân loại đại đồng và nhận thức về một thế giới rộng lớn hơn cộng đồng của mỗi người.
Đối với Pagden, tầm quan trọng của việc chuyển đổi tư duy nhân loại không cần phải thêu dệt thêm bất cứ điều gì. Tư tưởng đại đồng “đã từng và vẫn còn là con đường duy nhất để thuyết phục nhân loại sống cùng với nhau trong sợ hòa hợp, hoặc nói một cách khác, là ngừng chém giết lẫn nhau.” Có một sự liên quan không thể lý giải được giữa “viễn cảnh toàn cầu của thế giới con con người” của Khai Sáng và những khái niệm về công dân trong các đòi hỏi về công lý cần được thực thi trên toàn cầu. Pagden phê phán những nhà phê bình Khai Sáng như Gray và Macyntyre vì đã làm hạ thấp Khai Sáng thành các phong trào dựa trên hoài nghi tự trị và khoa học khách quan. Thay vào đó, Khai Sáng là về sự đồng cảm, sự hình thành nền văn minh và thiết lập trật tự thế giới.
Mặc dù đứng về phía Kant để luận giải tại sao Khai Sáng vẫn là vấn đề, Pagden vẫn muốn tham gia vào những cuộc tranh luận để làm rõ những điều còn thiếu sót. Và những vấn đề này vẫn quan trọng bởi vì kế hoạch toàn cầu vẫn chưa hoàn thành. Dịch chuyển tiêu điểm của Khai Sáng xa khỏi khoa học và hoài nghi để ủng hộ sự bác ái và văn minh, Pagden đã tránh được sự tấn công kỳ quặc của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng liệu rằng phiên bản của ông về Khai Sáng trên thực tế có gây ra nhiều tranh luận hơn so với một Khai Sáng “Kỷ nguyên hoài nghi” theo cách hiểu truyền thống mà những người theo Hegel, những người hậu hiện đại và những người Cộng sản vẫn đùa giỡn?
Ollie Cussen
Người dịch: Hà Thủy Nguyên
Ollie Cussen là tiến sĩ dự bị về Lịch sử tại Đại học Chicago
Nguồn: prospectmagazine.co.uk