Home Tác phẩm & Dự án Tập thơ Mùa dã cổ

Tập thơ Mùa dã cổ

Tập thơ “Mùa dã cổ”

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

Thời gian sáng tác: 2010 – 2015

Số trang:  140 trang

Xuất bản năm 2016, NXB Hội nhà văn.

Link mua sách: https://thebookhunter.org/portfolio-item/mua-da-co/

Tổng quan nội dung:

“Mùa dã cổ” là tập thơ biểu hiện những cảm hứng cổ xưa với các biểu tượng như quỷ dữ, thiên thần, hồ ly, quân vương, phượng hoàng…v…v… của nhà thơ Hà Thủy Nguyên. Những bài thơ trong “Mùa dã cổ” đã được đăng tải trên Book Hunter và được nhiều độc giả đón đọc. Mùa dã cổ cthể hiện tâm trạng và những chiêm nghiệm về một miền quá khứ hoàng kim đầy tính ước lệ, đối nghịch với thực tại chất chồng các khuôn mẫu lộn xộn. Sống ở thế giới hiện đại nhưng tác giả lại viết về các hồi ức mơ hồ của thuở xa xưa đan cài trong một cái nhìn tách biệt từ một thực tại khác để lý giải thực tại này.

 

Trích dẫn lời phi lộ:

Người ta nói, thế giới hiện đại đánh dấu sự suy tàn của thơ ca. Tôi nói, thế giới hiện đại là bãi rác của lịch sử nhân loại. Tất cả những gì thanh cao nhất đã ngủ lại trong quá khứ cổ xưa, những gì phô bày ngày nay, kể cả sự thanh cao cũng chỉ là ngành công nghiệp tái chế rác. Rác được tái chế hay không thì vẫn cứ là rác.

Thơ ca không mất đi. Thơ ca chỉ ngủ ở nơi mà nó thuộc về. Giống như nhiều kẻ tự mạo nhận mình là đấng cứu thế, là cứu tinh của nhân loại trong thời suy tàn và điên đảo, cũng có không ít kẻ tự coi mình như những kẻ đột phá, đập vỡ tất cả sự cao quý của tính thơ. Liệu có thể gọi đó là thơ, có thể gọi đó là sự cứu thế, hay là sự tự mãn của rác rưởi lên ngôi?

 

Trích dẫn thơ:

– Thuyền âm nhạc lững lờ – hững hờ

Không cập bến trần gian

Mùa dã cổ tàn

Ai nuối tiếc

Ai vun bụi ngọc kết hoa

Ai ủ men sầu vạn cổ

Ai gom mưa kết đọng

Ai nối hồn cung linh

Ai thắp vầng huyết nguyệt

Khơi sóng buồn len len…

(Trích “Mưa mùa dã cổ”)

– Nếu ta là Satan

Ta lạc loài giữa một bầy thiên sứ

Nếu ta là thiên sứ

Ta lạc loài giữa một lũ điên

Nếu ta là người điên

Ta lạc loài giữa cõi đời quá tỉnh

(Trích “Lạc loài”)

 

Buổi ra mắt tập thơ “Mùa dã cổ” với sự có mặt của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, nhà nghiên cứu Tạ Đức, Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

“Câu chuyện vô hình” – Sự trỗi dậy của Con Người cá nhân

Hamvas Béla (1897-1968) là nhà văn, nhà triết học tâm linh lớn nhất của Hungary thế kỷ 20. Hamvas Béla cùng Kerény Káoroly thành lập nhóm Đảo, một liên minh tinh thần tiếp nối truyền thống Hy Lạp cổ và thu hút được nhiều tên tuổi lớn của Hungary lúc bấy giờ. Nhưng sau ấn phẩm gồm ba tập (1935-1936), nhóm Đảo tan rã. Trong thế chiến thứ II, ông hoàn thành tập tiểu luận “Câu chuyện vô hình” (1943) khi còn đang ở ngoài

Độc thoại sau mưa

Khi cơn mưa đã dứt và những dòng suy tư triền miên cũng cạn nguồn, tôi bỗng giật mình nghĩ: Tại sao mình lại yêu thích trời mưa đến vậy. Mỗi lần nghe tiếng mưa rơi, một cái gì đó trong tội lại cựa quậy, thổn thức, khát khao và nó nhanh chóng chiếm lĩnh tôi. Nó không đơn thuần chỉ là ham muốn và đam mê, nó mang dáng điệu của một nỗi buồn xa vắng. Đã nhiều lần tôi tìm xem mình đang

LANG GIA BẢNG – QUYỀN MƯU VÀ HAI NỬA CHÍNH TÀ (3): NỮ NHÂN TRƯỚC THỜI CUỘC

“Lang Gia Bảng” không chỉ đưa ra  sự va chạm giữa các hình mẫu nam nhân một tay dàn xếp đại sự, mà còn tạo ra một không gian mà trong đó các hình mẫu nữ nhân khi đứng trước thời cuộc lại có những phản ứng khác nhau. Nữ nhân trong “Lang Gia Bảng” tuyệt nhiên không sến súa, không hành hạ các nam nhân đến mức thổ huyết như các bộ truyện ngôn tình thường thấy của Trung Quốc. Nữ nhân của phim

Sống không phản kháng – Krishnamurti

Tôi thực sự không biết tại sao tôi ngồi trên bục này. Tôi cảm thấy tôi nên ngồi trên mặt đất cùng với tất cả những người còn lại, nhưng tôi đã ở đây rồi. Đó không phải là vị trí thẩm quyền. Tôi nghĩ rằng điều này cần phải được làm rõ ngay từ đầu. Tôi không ngồi đây với tư cách là Hội đồng Delphi, đặt ra giới luật hoặc cố gắng thuyết phục bạn nên có bất kỳ thái độ, hành động

“Lửa Thiêng” của Huy Cận – “Mang mang thiên cổ sầu”

“Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu Những nàng tiên dần chết Mơ mộng thuở xưa đâu” (Trích “Ê chề” – Huy Cận) “Mang mang thiên cổ sầu” là cảm hứng xuyên suốt trong tập thơ “Lửa thiêng” của Huy Cận. Không dục tính, không điên rồ đập phá, chỉ một cảm giác mênh mang không thể diễn tả. Một nỗi buồn phảng phất từ ngàn xưa trong tiền kiếp xa xôi. Mặc dù Đinh Hùng nhắc đến tiền kiếp rất nhiều,