Home Tác phẩm & Dự án Tiểu thuyết “Điệu nhạc trần gian”

Tiểu thuyết “Điệu nhạc trần gian”

Tiểu thuyết “Điệu nhạc trần gian”

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

Thời gian sáng tác: 2000 đến 2002

Số trang: 939 trang

Xuất bản năm 2004, NXB Phụ Nữ và Nhà sách Đông Đô ấn hành

Tình trạng bản thảo: Không còn ấn bản trên thị trường. Đang trong quá trình sửa lại bản thảo và chuẩn bị xuất bản trên Amazon.

Tổng quan về tác phẩm:

Từ thuở xa xưa, khi thần tiên và các tộc như rồng, yêu long, ma quỷ…v…v… vẫn đang hiển hiện song song với đời sống của con người, có một nhóm tên là Bát Long. Bát Long được sinh ra với sự kết hợp dòng máu của thần tiên, con người, ma quỷ  và rồng, và được các tiên nhân nuôi dạy. Bát Long gồm 8 người, đã cùng nhau mưu phản những mong lật đổ thiên đình. Thế nhưng, kế hoạch của họ thất bại. Bát Long bị trừng phạt, phải đầu thai xuống kiếp người, quên hết mọi quá khứ và pháp lực. Thế nhưng, khi xuống làm người, số phận vẫn đưa đẩy họ gặp nhau tại kinh thành Thăng Long dưới thời vua Lý Nhân Tôn. Họ đã giúp triều đình nhà Lý chống lại quân Tống xâm lược, tiêu diệt các thế lực ma quỷ hỗ trợ quên Tống. Khi cuộc chiến chống quân Tống của vua quan nhà Lý đã kết thúc, cuộc chiến của Bát Long vẫn tiếp diễn, bởi các thế lực ma quỷ vẫn còn lộng hành. Trong suốt cuộc chiến, họ trải qua đủ các thang bậc hỉ lạc sầu bi chốn trần gian và nhận ra rằng đời sống chốn nhân gian đáng sống hơn nhiều so với việc trở thành thần tiên bất tử.

Sau khi được xuất bản, cuốn sách đã tạo ra một tiếng vang lớn trong báo chí. Đây là cuốn tiểu thuyết kết hợp giữa dã sử, kiếm hiệp, thần tiên đầu tiên ở Việt Nam, và đặc biệt là nó được viết bởi một cô bé mới 14 tuổi (được hoàn thành năm 16 tuổi). Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét như sau về cuốn sách:

“Một cuốn tiểu thuyết viết theo lối chương hồi phóng túng (có câu thơ đầu ở hầu hết các chương tuy không nhất thiết phải đối nhau nghiêm ngặt; có đoạn thơ kết thúc từng chương). Một cuốn tiểu thuyết hoàn toàn tưởng tượng, nghĩa là đọc nó người đọc được bước vào một thế giới thần tiên ma quỷ, không phải thế giới hiện thực của con người trần gian, nhưng tình cảm, cảm xúc của các nhân vật tiên quỷ trong đó lại là của con người. Một cuốn tiểu thuyết cuốn hút người đọc theo những bước chân phiêu lãng, theo những cuộc tình trong sáng đắm say của những chàng trai cô gái vốn hóa thân xuống đất làm việc thiện việc nghĩa, không ngại chấp nhận thử thách đến từ phía cái ác cái xấu. Một cuốn tiểu thuyết mà đọc nó ngỡ như quen thuộc từ nhân vật đến giọng văn nhưng lại thấy lạ lùng khi nghĩ đó là do một cô bé học sinh viết ra.”

Trích dẫn truyện:

…“Phụng Nhi cũng không lên triều. Không hiểu nàng đã đi đâu trong suốt ngày hôm qua và cũng không biết hiện giờ nàng đang ở đâu nữa? Hai ngày sau, nàng đã trở về, nàng vẫn lên triều nhưng trông nàng xanh xao và tiều tụy hơn, đối mắt sắc sảo của nàng trở nên buồn đến não người. Nàng càng buồn, mà không hiểu sao những vị quan tài tử trong triều bỗng trở nên tâm thần rối loạn. Từ một cô gái chuyên đề ra những phương châm đúng đắn về việc nước, Phụng Nhi bỗng trở nên trầm tư và thờ ơ trước mọi chuyện chính sự. Nàng vẫn đứng trong điện mà không hiểu tâm trí của nàng đang ở nơi đâu? Trước đây, cứ sau một buổi chầu là nàng lại tranh luận với tất cả văn võ bá quan, vậy mà bây giờ cứ tan triệu, nàng lùi lũi bước đi không nói một lời. Hình như đối với nàng, lên triều là cả một cực hình vậy. Sức mạnh của nỗi buồn quả là to lớn. Nó làm cho người cứng rất nhất cũng trở nên mềm yếu.”…

…“Chàng đã để tất cả quãng thời gian đó để khám phá một thế giới mới mà theo chàng đó là một thế giới thú vị vô cùng. Đó là thế giới của núi đá rêu phong, của thác đổ ào ào, của vạn vật muôn lời. Chàng thấy thật sảng khoái khi được gối đầu lên tảng đá, lưng đặt xuống đất ẩm, màn đêm là bức màn kỳ diệu che cho chàng. Thỉnh thoảng, chàng lại lấy tiêu thổi một khúc nhạc tình yêu. Chàng đã ngộ ra được nhiều điều trước khung cảnh thiên nhiên này.”Nhiều khi, những đếm trăng sáng, chàng cũng không khỏi xúc động. Ánh trăng sáng hòa với ánh bạc lấp lánh của suối tạo nên một tấm lụa tuyệt đẹp. Từng sợi tơ ánh vàng xen kẽ với những sợi bạc… và tựa như cả trăng và suối đã làm một chiếc khung cửi vĩ đại nhất trần đời.”…

…“Chàng không muốn nhìn thấy ai phải đau khổ, mà muốn tiêu diệt cái gì thì phải truy tìm nguồn gốc của cái đó. Song, thật là trớ trêu, chàng không sao tìm được nguồn gốc của đau khổ. Và đâu chỉ mình chàng không tìm được. người ta không hiểu được nguồn gốc của đau khổ cũng như không hiểu tại sao loài người lại có mặt trong trời đất vậy. Mưa xuân vương trên tóc và áo, chàng nhìn căn phòng đầy bụi bặm và mạng nhện, nhưng bức họa vẫn còn rõ nét. Dáng người ấy, vẻ mặt ấy, nụ cười ấy khiến tim chàng nhó lên từng đợt như ai đang cầm cây kim chọc vào. Bức tranh nhòa dần đi trong nước mắt, chàng bước đến gần, phủi nhẹ lớp bụi trên bức tranh, chìm đắm vào đau thương.”…

…“Đào hoa rụng xuống bên thềm

Lòng ta chỉ một giữa đêm mưa buồn

Những ngày gió xéo mưa tuôn

Lấy ai sưởi ấm chút hồn cô đơn

Đôi lời thệ hải minh sơn

Một cơn mưa xuống trút hờn ngàn năm”…

Thanh Minh – Đỗ Mục

Thanh minh mưa phủ bụi giăng giăng Dặm vắng người đi muốn xót lòng Tửu quán chốn nao xin gặng hỏi? Hạnh Hoa làng ấy trẻ trỏ đường. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

Long Điểu truyện – Chương 8: Đổ nát

Hoàng cung chỉ còn là một đống đổ nát. Điểu Kinh náo loạn kinh hãi, dân chúng lật đật rủ nhau thu vén tài sản trong đêm. Thiên Hoàng đứng trên đống đổ nát nhìn xuống phía dưới kinh thành. Tấm áo choàng của chàng ám bụi bay lất phất trong gió. Trong cơn phẫn nộ, chàng đã thiêu rụi tất cả. Thân xác của Điểu vương, vương hậu chỉ còn là một đám tro tàn. Điểu Kinh lúc này không còn ai ngoài chàng

ANH HÙNG LUẬN (2): GIẤC MƠ HOA ĐÀO CỦA LÝ CÔNG UẨN

Thời nào cũng có những anh hùng, kẻ thành người bại, tất cả rồi sẽ đi vào cõi chết, nhưng khí phách thì vẫn còn mãi. Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc chùm tản văn luận bàn về các số phận anh hùng, nửa dựa trên lịch sử, nửa do tác giả Hà Thủy Nguyên cảm khái mà viết nên. Đọc các bài Anh hùng luận khác tại đây: https://bookhunterclub.com/tag/anh-hung-luan/ “Tận nơi lầy lội tối tăm, hàng vàn sâu bọ ăn mòn muôn dân trong

Thu vô hình

Vô hình – Gió Lay ta đổ lá Lay ta rụng mưa Lay ta say xiêu thành mất nước   Vô hình – Thơ Ám người chiều tàn Ám người đêm lan Ám người mơ tan danh vỡ nghiệp   Xoáy cung đàn mưa rụng rụng Nhịp nhịp phách mây rơi Hư không âm âm Loạn lặng Bi ngưng Cung đàn vô thanh Người đi vô lộ   Vạn trạng vô thường Say vô hình thu Say vô hình thơ Ta uống rượu không đáy

Thị trường sách Việt Nam (7): Khi văn hóa đọc thiếu nền tảng học thuật và pháp luật

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa