Home Trên truyền thông Tiểu thuyết Thiên Mã của Hà Thủy Nguyên: tác phẩm thiếu nhi đương đại có hàm lượng kiến thức cao

Tiểu thuyết Thiên Mã của Hà Thủy Nguyên: tác phẩm thiếu nhi đương đại có hàm lượng kiến thức cao

Nếu được bầu cho một tác phẩm văn học thiếu nhi đương đại nào có hàm lượng kiến thức cao, kết hợp hài hòa giữa lượng thông tin khai mở về các nền văn minh thế giới và tâm tư của Việt Nam thì mình sẽ bầu cho quyển sách này.
Trước hết, phải nhận là từ bé mình đã không mê truyện công chúa, hoàng tử. Vì thế mình không rõ phần tâm tư của bé gái trong truyện sẽ làm các bạn bé xúc động đến mức nào. Nhưng mình thì cảm thấy mãn nhãn với những đoạn tả trời sao, màn đêm và những khung cảnh thiên nhiên khác. Kiến thức đọc được cũng rất thích.
“Thiên mã” gợi nhớ một truyện phiêu lưu của Nguyễn Nhật Ánh cũng có những câu đố. Nhưng truyện này được lồng ghép thêm nhiều kiến thức văn hóa thế giới cũng như có những đoạn mô tả khung cảnh kỳ vỹ của thiên nhiên. Các em bé hẳn không thể nào quên được con nhân sư, sa mạc, Hy Lạp, những ngôi đền Ấn Độ, pháp sư … và có lẽ cũng không thể quên được cảm giác như được cùng tung cánh bay lên bầu trời với con Thiên Mã. Điểm trừ mà mình cảm nhận so với truyện kia của Nguyễn Nhật Ánh là mình luôn bị kéo về thực tại để nghĩ xem tác giả nghĩ, mong muốn truyền tải cái gì 🙂 Cũng có thể vấn đề này là do mình “biết” trước về tác giả nên cảm thấy quen với tác giả hơn là nhân vật. Hoặc cũng có thể do mình đã lớn nên không thể bị cuốn vào câu truyện như một em bé.
Kết luận: Một quyển sách hay của NXB Kim Đồng với giá bìa là 65K, mức giá quá rẻ so với một buổi đi học thêm mà lại có thể mang đến nhiều kiến thức văn hóa lịch sử và có thể cấy lên niềm mong ước bước ra thế giới.
Facebooker Lý Thủy

Long Điểu truyện- Chương 16: Nữ tướng linh cẩu

Sái Thương cưỡi trên một con linh cẩu to gấp đôi những con trong đàn. Ban đầu, nó tiên phong chạy trước bầy, sau đó dần chậm lại, không vội vã cũng không lững thững. Thỉnh thoảng nó lại rên lên một tiếng không rõ là cười hay khóc với âm lượng rền rền khắp chiến trận. Sái Thương quắc mắt nhìn lên trời. Bầu trời xám xịt làm nổi bật lên cánh chim trắng lóng lánh bạc như ánh tuyết của Điểu Tùng. Điểu

Long Điểu truyện – Chương 17: Bầy sói rừng Bạch Tùng

Rừng Bạch Tùng từ lâu rất lâu rồi được coi là thánh địa của bầy sói. Bầy sói hoang có một quy định truyền đời rằng con sói nào chiếm giữ được địa bàn rừng Bạch Tùng thì sẽ là thống lĩnh của bầy sói trên dãy Đại Sơn. Khi Chúc Thịnh Lai phất cờ khởi nghĩa đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về địa thế của khu rừng này bằng cách theo dõi bầy sói. Đa phần đều cho rằng những con

Long Điểu truyện – Chương mở: Đất thiêng

Lịch sử không ghi lại câu chuyện này, thần thoại không người kể lại, thế nhưng những gì đã xảy ra sẽ không thể bị xóa. Nhân loại có thể quên, nhưng có những nỗi đau không thể phai mờ, có những giây phút thống khoái không thể tan biến. Bởi thế, thời đại này, câu chuyện này vẫn cần ai đó kể lại. Kẻ không biết có thể coi đó là huyễn mộng. Người biết sẽ nhận ra mình giữa trùng trùng kiếp kiếp.

Long Điểu truyện – Chương 2: Sói hú rừng Bạch Tùng

Lúc này là độ vào thu, rừng Bạch Tùng mờ hơi sương bao phủ. Tuy tuyết không rơi nhưng một lớp mù trắng như giải lụa nhẹ tang bủa vây. Lấp ló trong màn sương là những cây tùng vươn thẳng đứng. Màu xanh của tùng vẫn mơn mởn trước lạnh giá dù đang dần vào độ úa tàn. Ẩn dưới lớp lớp mây mù ấy là quân đoàn bất bại của nghĩa quân Bạch Tùng. Họ đang đốt lửa nướng thịt voi rừng. Con

LONG ĐIỂU TRUYỆN – CHƯƠNG 12: ĐỘNG BINH

Con bướm màu đen nằm trong tổ kén đã chết to bằng một bàn tay người. Dưới đuôi của nó là cặp càng mảnh với lớp gai dày đặc. So với những con bướm đen trước đó, nó có thêm cặp càng. Hoàng Tế Thiên ngửi ngửi lớp dịch nhầy chảy ra từ người con bướm rồi lắc nhẹ đầu để định thần. Tế Thiên chau mày: - Những con bướm đen này cùng một giống với loài bướm đen trước đó. Nhưng từ khi