Tự khúc cái chết

(Tôi viết cho bố ngày bố qua đời)

Ngày lại ngày… ta thấy cái chết ở mọi ngóc ngách của cuộc sống… Một bản nhạc hay đi đến phần kết… Một tấn kịch hay đã khép hồi… Một vần thơ đi đến kiệt cùng cảm xúc… Cái đẹp của bông hoa bỗng úa tàn… Cái chết luôn hiện diện. Những kẻ không thể cảm nhận được sự bi thương trong từng khoảnh khắc của sự sống thì không thể hiểu được cái chết.

Người ta nói cái chết là để bắt đầu cho một sự tái sinh. Những người nói vậy không hiểu gì về cái chết. Chết là chết, tái sinh là tái sinh. Chết là con đường duy nhất đưa ta đến với hư vô. Một sự hư vô tưởng chừng như miên viễn. Tại đây, ta được một mình đối diện với chính mình, được tự do không ràng buộc, được trút khỏi linh hồn mọi sự ô trọc của cõi đời đã khoác lên ta. Hư vô là tột đỉnh hạnh phúc của sự chết.

Những kẻ còn sống khóc thương người đã khuất không phải vì tình thương mà vì sự níu kéo, vì sợ cảm giác trống trải, vì mơ hồ không thể tiếp nhận nổi nỗi cô đơn sung sướng của hư vô. Kẻ còn sống mông muội như những ngôi nhà trơ trọi khư khư bám lấy nền móng của mình, hiểu sao thấu sự bay bổng không giới hạn của gió, chịu sao nổi những trận mưa liên hồi của bi thương, và không thể bình an như vầng trăng ung dung dát bạc khắp bốn phương lồng lộng. Bởi thế, kẻ còn sống đôi khi chỉ là vật thể chết, mà người đã chết lại thổi bừng lên sức sống mãnh liệt. Sống chết bởi thế, chỉ là khái niệm.

Khi nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ, xem một tấn kịch, ngắm vẻ đẹp của hoa… , kẻ hiểu về cái chết không yêu thích khoảng thời gian “còn sống” của chúng, mà yêu thích cái cảm giác những tạo tác tuyệt diệu ấy đã thay đổi ta, tái tạo ta thành một khối linh hồn hoàn mỹ hơn. Một người chúng ta yêu quý ra đi, ta có thể quên đi rất nhiều ký ức về họ nhưng ta lại say đắm với những gì của họ ở trong ta. Cái chết của một người yêu quý khiến ta yêu bản thân mình hơn, bởi ta nhận ra rằng sự hiện diện của ta là hiện thân cho sự tồn tại của ho trên thế giới điên đảo này. Bằng cách ấy, ta gần gũi với họ hơn bất cứ sự khóc thương nào khác. Và cũng bằng cách ấy, ta gắn kết với họ ở cõi hư vô mà không ràng buộc níu kéo họ.

Tại nơi chốn hư vô ấy, khi tất cả đều im bặt và tĩnh lặng, người đã khuất có thể nhìn lại vận mệnh của mình trong kiếp vừa trôi qua, hoặc xa xưa hơn thế. Nhưng nếu ta xâm phạm sự tĩnh lặng ấy bằng việc đưa linh hồn người đã khuất vào một “cõi” nào đó mà chúng ta tin rằng ở “cõi” ấy linh hồn sẽ được an ủi, thì ta đã sai lầm. Các “cõi” chỉ là những cái bẫy lừa bịp của loài ác quỷ giăng ra để bãy những linh hồn kém cỏi và sợ hãi. Tại các “cõi” này, linh hồn lại phải khoác lên mình những chiếc áo và lại bị đưa vào những nơi chốn đầu thai phù hợp với cái áo vừa khoác lên. Thế rồi người ta gọi đó là … “siêu thoát”.

Sự siêu thoát thật sự chỉ đến với những tinh thần hoàn toàn tự do, tự do khỏi chiếc áo, tự do khỏi ham muốn sự sống, tự do khỏi mọi định mệnh. Sự tái sinh chỉ diễn ra khi định mệnh được lựa chọn một cách tự do chứ không phải sự áp đặt. Đó là sự siêu thoát đích thực chứ không phải những cái bẫy nhân danh “siêu thoát”. Và bởi ta để người ta yêu quý tự lựa chọn cho bản thân con đường ở cõi chết, họ sẽ chọn định mệnh quay trở về bên ta. Bởi một phần của họ luôn hiện diện trong ta giống như âm vang cảm xúc của khúc nhạc, những thang bậc tình cảm của thi ca, những chiêm nghiệm sau một vở kịch, ấn tượng đẹp đẽ của bông hoa… đều đã hòa quyện cùng tinh thần ta.

Hà Thủy Nguyên

Ánh sáng trong lễ hội hóa trang

Chiều chủ nhật trễ nải trôi qua… Màn sương mờ giăng phố… Tôi ngồi nơi quán café trên con phố quen thuộc. Ai cũng đeo đuổi điều gì đó riêng biệt. Người với người không thực sự nói chuyện, họ chỉ phô diễn những chiếc mặt nạ của bản thân.  Hãy tưởng tượng, những chiếc mặt nạ đang nói chuyên với nhau. Không phải đêm hội hóa trang. Thôi không diễn xuất, như thể mình không tồn tại, chỉ nhận thức là tồn tại. Ta

Ngồi…

Chiếc ghế - ấy là gông cùm. Ta bị trói chặt trong khuôn khổ. Khuôn khổ ấy tạo cho ta một vị thế cao hơn mặt sàn, an toàn trong một khoảng cách với xung quanh. Ngồi trên ghế là một trạng thái đơn độc. Khi ta cố mở rộng không gian ngồi của ta, ta như ở trong một tình thế chông chênh. Một chiếc ghế băng dài ư, tốt hơn cả là nằm nhoài ra mặc kệ sự đời. Có thể sẽ không

Đêm vô định

Tự bao giờ, một bàn tay vô hình đã tài tình kết vô vàn giọt lệ thành những bông hoa. Đêm nay, một bông hoa rụng cánh xuống mặt bàn gỗ xù xì, uế tạp, xỉn màu thời gian. Đêm nay, có loài hoa rưng rưng bật khóc. Hoa được sinh ra từ nước mắt để rồi cả cuộc đời chỉ biết khóc than. Ta không nhặt những cánh hoa rơi đem liệm trong túi vải như nàng Lâm Đại Ngọc, ta lại càng không

“Lửa Thiêng” của Huy Cận – “Mang mang thiên cổ sầu”

“Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu Những nàng tiên dần chết Mơ mộng thuở xưa đâu” (Trích “Ê chề” – Huy Cận) “Mang mang thiên cổ sầu” là cảm hứng xuyên suốt trong tập thơ “Lửa thiêng” của Huy Cận. Không dục tính, không điên rồ đập phá, chỉ một cảm giác mênh mang không thể diễn tả. Một nỗi buồn phảng phất từ ngàn xưa trong tiền kiếp xa xôi. Mặc dù Đinh Hùng nhắc đến tiền kiếp rất nhiều,

Thơ Đinh Hùng – Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa của dục vọng

Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết  Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân  Ta gần em, mê từ ngón bàn chân  Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão   (Trích "Kỳ nữ") Đinh Hùng là hồn thơ mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng có một điều lạ lùng là không thấy tên tuổi