Home Bình Luận Tym Biu Đinh – Đừng hành xác nhau, đôi khi chỉ cần nhẹ nhàng thư giãn vậy thôi

Tym Biu Đinh – Đừng hành xác nhau, đôi khi chỉ cần nhẹ nhàng thư giãn vậy thôi

Cứ mỗi đợt hè đến hoặc các dịp nghỉ lễ, các công ty lại biến kỳ nghỉ của nhân viên thành một thứ Tim Biu Đinh (teambuilding), mà có lẽ không ít nhân viên cảm thấy bức xúc, khó chịu vì các trải nghiệm tồi tệ của các hoạt động như vậy. Những trò hành xác, động chân động tay, hô khẩu hiệu, nhảy nhót tưng tưng như lũ dở hơi là hình ảnh quen thuộc trong các cuộc Tim Biu Đinh của đại đa số các công ty. Hoạt động này được coi như một hoạt động mang tính kết nối và hình thành văn hóa doanh nghiệp… Oẹ ọe ọe…

Môi trường doanh nghiệp hiện nay, xét về bản chất đó là một cộng đồng thu nhỏ, không khác gì một bộ lạc. Bộ lạc ấy cần kiếm các nguồn lợi để có đủ chi phí duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho các nhân sự, và có tích lũy cho những người làm chủ. Vì nó có tính chất cộng đồng, tức là một nhóm người tập hợp vào ràng buộc với nhau trong các quan hệ kinh tế và xã hội, nên nó sẽ hình thành các yếu tố văn hóa, chính trị nội tại.

Văn hóa doanh nghiệp vốn không phải thứ có thể áp đặt khiên cưỡng, mà nó là kết quả được hình thành từ các yếu tố sau của doanh nghiệp:

  1. Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ gì, phục vụ phân khúc thị trường nào. Tất cả những yếu tố đó sẽ đòi hỏi nhân sự trong công ty phải có các thuộc tính phù hợp với ngành hàng và phân khúc, từ đó hình thành nên các đặc trưng văn hóa liên quan.
  2. Mô hình quản lý: Mô hình quản lý của công ty ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của các cấp quản lý và nhân viên. Mô hình quản lý đảm bảo sự phân chia kinh tế, phân quyền, đảm bảo nhiệm vụ được thực thi… được thông suốt. Ở Việt Nam mình, đa phần các doanh nghiệp, nhất là vừa và nhỏ, có một mô hình rất ư là bộ lạc: SẾP TỔNG và người nhà của sếp tổng có quyền lực tuyệt đối (bất kể hay dở), dưới nữa là bạn thân và bè phái, còn bọn chuyên môn thì có tốt mấy cũng ở đó mà ấm ức nhé. Mà cái quyền lực tuyệt đối này nó rất man rợ và thô thiển ở chỗ là trên bảo thì dưới phải nghe, không nghe thì ắt là làm việc không hiệu quả, kể cả lệnh đưa ra phá mọi quy trình và kế hoạch đã ấn định với nhau. Do cái mô hình quản lý theo lối trọc phú này mà nhân viên luôn nhìn sếp như thù địch nhưng vẫn phải nịnh, và nếu có cơ hội tốt hơn (hoặc quá tải sức chịu đựng) thì bye bye… Vì thế, đáng ra mô hình quản lý ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp thì giờ đây SẾP TỔNG là thứ ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp về bản chất là một cách mềm dẻo để huấn luyện nhân viên xây dựng não trạng phù hợp với ngành hàng và có quan hệ chính trị ôn hòa trong nội tại doanh nghiệp nhưng vẫn phát huy được năng lực làm việc tối đa. Nhưng vì mô hình kinh doanh và đặc biệt là mô hình quản lý của các doanh nghiệp thường xộc xệch, nên văn hóa doanh nghiệp thường độc hại, dần dần, các cấp quản lý tìm cách là thuê đội xây dựng văn hóa doanh nghiệp và Tim Biu Đinh vào với hi vọng có thể cải thiện mối quan hệ trong công ty. Nhưng đây là cách sai.

Các hoạt động Tim Biu Đinh được xây dựng dựa trên mô hình hướng đạo sinh và quân đội, về Việt Nam thì thêm mấy trò chơi vớ vẩn trong sinh hoạt Đoàn. Mục đích các bài tập này là luyện tập cho mọi người hành động giống nhau chứ không phải gắn kết với nhau, và luyện tập nhân viên biết chịu đựng tuân phục chứ không phải phát huy hết khả năng của mình. Nói một cách khác, các trò Tim Biu Đinh hiện nay chẳng dựa trên mô hình kinh doanh hay mô hình quản lý nào hết, mà chỉ là sự lắp ghép khiên cưỡng. Để xoa dịu cho những mệt mỏi thể chất đó là ăn chơi ồn ào ở các nhà hàng chất lượng ẩm thực kém, không có trải nghiệm gì đặc sắc, và tra tấn tinh thần của mọi người. Nói chung, từ bài tập cho đến ăn chơi đều là hành hạ. Nếu so đo sòng phẳng ra, thì đây không phải là kỳ nghỉ, và những ngày nghỉ kết hợp Tim Biu Đinh thế này vẫn phải được tính lương + trợ cấp làm ngoài giờ hành chính. Vì Tim Biu Đinh là thuộc công việc chứ không phải là nghỉ ngơi.

Không phải ông bà chủ nào cũng hiểu về mô hình kinh doanh hay mô hình quản lý, nên cũng sẽ không hiểu mấy về văn hóa doanh nghiệp. Nếu đã không hiểu thì cách để điều hòa các quan hệ trong doanh nghiệp đơn giản lắm:

– Trả lương thưởng đúng thỏa thuận, đừng ép KPI nhau thái quá. Khắt khe tưởng là hay mà thực ra khiến người ta chán.

– Ngày nghỉ đừng có đòi việc.

– Giao việc rõ ràng và duyệt kết quả gọn gàng

– Đừng có đột ngột ra lệnh cho nhân viên làm này làm kia mà không thỏa thuận trước về năng lực thực thi hay kế hoạch tổng thể đã xác định sẵn

– Trong các kỳ nghỉ thì cứ nhẹ nhàng thư giãn, chọn khách sạn hoặc villa sạch sẽ đủ tiện nghi, chọn hàng ăn ngon và sạch.

=====

Như Book Hunter chúng mình, teambuilding đơn giản lắm:

– Thỉnh thoảng hầu trà cho nhau

– Thỉnh thoảng rủ nhau đi ăn ngon, mỗi cuộc ăn là một cuộc trải nghiệm văn hóa khác nhau

– Chăm lo sức khỏe và tâm lý cho nhau

– Rảnh rảnh thì lôi các loại boardgame có tính chiến lược ra chơi

Thế nên thỉnh thoảng tham gia các hoạt động Tim Biu Đinh của các công ty khác, mình về đến nhà đúng là ọe ọe ọe đúng nghĩa đen. Thường là Tim Biu Đinh xong là viết tâm thư xin nghỉ việc luôn 😂dù cho chỉ là công việc cố vấn từ xa khá nhàn hạ.

Vợ chồng cùng quản lý hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào việc Tư cũng lấn việc Công, và cũng chẳng nhất thiết phải lôi việc Công lên giường

Là một người nhiều ý tưởng và đam mê làm những thứ bất thường, mình đã khởi xướng Book Hunter mà cũng chưa bao giờ tính trước đến sự phát triển của nó. Có nhiều người đến với Book Hunter và đi, với suy nghĩ rằng tầm nhìn của đội quá ngắn hạn. Thực tế thì, tìm những người đồng hành cho một hoạt động mang tính chất lý tưởng không hề dễ như tuyển dụng nhân viên phục vụ các doanh nghiệp thuần túy

Làm sếp không giống như đi buôn

Sếp là từ đọc trại đi của "Chief" hay "Chef", có nghĩa tương đương với "leader", hiểu nôm na là người dẫn dắt (ghét từ "lãnh đạo", nên sẽ không dùng từ đó ở đây). Từ này có gốc từ "capus" trong tiếng Latin có nghĩa là thủ lĩnh. Nôm na có thể hiểu là người đảm nhiệm dẫn dắt một nhóm người. Đối với một công ty thì là người chủ công ty ấy (có thể là chủ tịch tập đoàn hoặc CEO), đối