Home Sáng tác mới Thơ Dân tộc bên bờ biển

Dân tộc bên bờ biển

Có một dân tộc bên bờ biển quỷ

Dậy sóng tham

Chìm đắm cơ đồ

Con thuyền tương lai mắc cạn

Quỷ khốc

Than thân

Đói tinh thần

Cứ ngỡ mình nghèo đói

Tự nhai mình, thịt dai nhách, về không

 

Ngày lại ngày

Kẻ cúi đầu

Biết gì đâu

Vài ba tấc đất

Cũng ngậm cười

Quỷ đói

Lết đêm trăng đỏ ối

Thời gian trôi

Thế hệ ăn thế hệ sau ăn thế hệ sau

 

Tôi viết bài thơ phi dân tộc

Không phải những dòng lục bát lục nồi

Bài thơ này

Thể thơ của lòng tôi

Cơn đau gào thét biển luân hồi

Mênh mông nỗi buồn xuyên thế kỷ

Dân tộc có chứa nổi tôi

Và những kẻ như tôi

 

“Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh”

Trong cơn mơ dài

Máu và hoa trộn lẫn

Đĩa gỏi thịt người dâng quỷ

Tỉnh cơn mơ

Chúng tôi thành kẻ phản bội giống nòi

Một giống nói vô định

Luôn tự huỷ diệt mình

Bằng ăn

 

Dân tộc tôi chẳng biết buồn

Họ hận thù trong tang lễ thê lương

Họ cười khi nhục nhã

Họ tự hào nhờ một ký ức xa xôi

Họ lôi kéo tôi

Vào cơn mơ dân tộc

Để tôi quên buồn

Vui vẻ bước vào hiến tế

Để họ đắc đạo quỷ nay mai

Để được nhấm nháp thịt tôi cùng đồng bọn

Thứ thịt lạ miệng

Vị người dị chủng

Kéo dài ngày tàn

Khi họ ăn chính mình

Và kết thúc

 

Bạn tôi ơi

Tỉnh mơ thôi

 

 

Phỏng vấn Milan Kundera: Tiếng cười và Lãng quên của một quốc gia

(Bài phỏng vấn của Philip Roth và Milan Kundera vào ngày 30/11/1980) Bài phỏng vấn này được đúc rút từ hai cuộc đối thoại của Philip Roth với Milan Kundera sau khi đọc bản viết tay cuốn “Book of Laughter and Forgetting” Sách Cười và Lãng quên): một cuộc trong khi ông tới thăm Luân Đôn lần đầu, và cuộc kia khi ông lần đầu đến Mỹ. Milan Kundera sống tại Pháp, ông và vợ đã từng sống như một Èmigrès Émigré (Người tị nạn)

Thị trường sách Việt Nam (6): Cộng đồng đọc sách và quyền lực của độc giả

Trong suốt dòng lịch sử của sách, các độc giả luôn đóng vai trò như “người tiêu dùng” cho các sản phẩm và tác phẩm của các tác giả, dịch giả. Họ bị định hướng bởi các nhà phê bình, nhà báo – những người chỉ cho các độc giả biết cuốn sách nào là hay, cuốn sách nào là dở. Do đó, các độc giả chỉ là thần dân trong vương quốc tri thức mà họ chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các chỉ

Giấc bình yên

Những mùa thao thức Tôi ghé qua tim người Tìm một chút bình yên À ơi dịu lại cơn điên Những thiên đường sụp đổ Chỉ lòng người gào thú dữ Lãng quên đời Cơn say máu cuồng phong Và chỉ còn đôi ta Người và tôi Nay đã ngủ rồi Trong tình yêu không định nghĩa   Mùa lại mùa đã mấy mùa nhân loại Xác phàm thay chẳng giải thoát hình hài Ta và người mắc kẹt nơi đây Nơi tình yêu vĩnh

Hành lạc từ – Nguyễn Du

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên: Bài 1 Chó hay lông vàng trắng Cổ đẹp đeo chuông vàng Chàng trẻ manh áo cộc Dắt đi về núi nam, Núi nam lắm hươu nai Huyết thơm thịt béo ngậy Dao vàng thái món quý Rượu ngon cạn trăm li. Đời người ai trăm tuổi Vui được cứ vui đi Tội gì bần hàn mãi Năm hết mở mày chi. Di Tề danh không lớn (*) Chích Cược nào giàu đâu (**) Trung thọ tầm tám chục

“V for Vendetta” – Cuộc nổi dậy của lý tưởng

“V for Vendetta” là một bộ truyện tranh nổi tiếng vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20 (Alan Moore & David Loyld) kể về một giả tưởng đen tối dự báo về sự cầm quyền độc tài ở nước Anh trong tương lai và cách thức con người phản kháng chống lại hệ thống. Nhân vật chính là V và Evey, những nạn nhân của hệ thống, đã tổ chức một cuộc đánh bom tòa nhà quốc hội vào ngày 5-11, kỷ niệm 400 năm