Home Sáng tác mới Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp.
Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc.
Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời đại ấy vẫn chưa hết.
Sự tôn sùng một thói quen ngôn ngữ tới mức cho rằng ngôn ngữ ấy tuyệt đẹp, về bản chất, là sự lệ thuộc uy quyền cho dù nó đang mới hay đã cũ.
Chọn lựa thói quen ngôn ngữ tuỳ hoàn cảnh hay để một thói quen ngôn ngữ lựa chọn mình trở thành tay sai đắc lực cho thứ uy quyền của nó?
Mọi thói quen thẩm mỹ đều có thể được thay đổi. Bởi thế nên không có cái đẹp, chỉ có những thứ vừa mắt, vừa tai, vừa miệng… vừa tri giác.
Hà Thủy Nguyên

Nhảm #22: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm#7: Niềm tin

Niềm tin cần thiết khi người ta thiếu ý thức về bản thân mình. Tất cả các niềm tin, dù tốt dù xấu, đều chỉ là thứ gây ảo giác để ta vượt qua chặng đường đời chông gai, để ta có thể như một kẻ ngáo thực hiện các việc làm điên rồ, vô nghĩa. Hoài nghi là một biện pháp cai nghiện, nhưng hoài nghi không giúp ta phòng chống một cơn nghiện niềm tin khác sẽ nảy sinh trong tương lai. Và

Nhảm #20: Nhạt nhẽo

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành

Nhảm #21: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để