Home Dịch thuật Điếu can hành – Tào Phi

Điếu can hành – Tào Phi

Đông việt hà tế thuỷ,
Dao vọng đại hải nhai.
Điếu can hà san san,
Ngư vĩ hà si si.
Hành lộ chi hiếu giả,
Phương nhị dục hà vi?

Bản dịch thơ của Hà Thủy Nguyên:

Nước sông đổ về Đông
Xa ngắm bờ biển lớn
Cần câu kìa mảnh mảnh
Đuôi cá kìa rung rung
Lại qua đều ưa thích
Sao chẳng đớp mồi thơm?

“Điếu can hành” là một khúc nhạc phủ đã thất truyền lời gốc. Tích là: Bá Thường Tử trốn kẻ thù tới bên sông là ngư phủ, nhưng vì ông quá nhớ vợ nên đã viết thành khúc này. Dựa trên tích này, nhiều vị có lẽ cho rằng Tào Phi vì nhớ vợ mà viết. Nhưng mình không đồng quan điểm ấy. Các hình ảnh trong bài thơ đều dài và rộng, các biểu tượng sông lớn, biển rộng thể hiện cho tráng chí. Hình ảnh người câu cá, mồi thơm, cá không đớp… cho thấy tâm trạng chờ đợi. Tào Phi chờ đợi ai? Ông thích mỹ nhân nào là có được lòng mỹ nhân ấy, như vậy, có lẽ ông không cần “thả thính” các mỹ nhân. Thứ mà ông thực sự mong cầu là nhân tài. Trong bài “Đại tường thượng hao hành”, tâm trạng này rất sục sôi. Như vậy, ý tứ của bài thơ này, theo mình là nỗi lòng mong ngóng của một chủ quân cầu hiền tài, thả thính hiền tài nhưng mà chẳng hiền tài nào đớp, khổ thế! 💩

 

 

Đan tế nhật hành – Tào Phi

Hà Thủy Nguyên dịch Ráng hồng khuất vầng dương Cầu vồng trời cao buông Rào rào hang suối tuôn Ào ào cây lá rụng Chim lẻ lạc bầy rồi Điệu buồn ám tầng mây Trăng hết tròn lại khuyết Hoa chẳng nở hai lần Xưa nay đều vậy cả Ôi biết nói gì đây. *Bản Hán Việt: Đan hà tế nhật, Thái hồng thuỳ thiên. Cốc thuỷ sàn sàn, Mộc lạc phiên phiên. Cô cầm thất quần, Bi minh vân gian. Nguyệt doanh tắc xung,

Thiện tai hành kỳ 1 – Tào Phi

Không còn mượn lời chinh phụ như hai bài Yên Ca Hành, Thiện Tai Hành của Tào Phi mang tính hiện thực. Đó là hiện thực của một chiều thu đông lạnh lẽo chốn sa trường, trong cảnh thiếu thốn nơi hoang vắng. Trong bầu không khí hiu hắt lúc chiều tàn ấy, nỗi cô quạnh và lạc lõng lại trỗi dậy, trong tâm trạng của kẻ tha hương. "Yên ca hành" xây dựng hình ảnh của người chinh phu lưu lạc không nhà, và

Tạp thi kỳ 1 – Tào Phi

Hà Thủy Nguyên dịch Miên man đêm thu lặng Lành lạnh gió bắc hàn Trở mình không chợp mắt Choàng áo bước lang thang Loanh quanh đi lại đứng Sương trắng ướt áo rồi. Cúi nhìn sóng nước lạnh Ngẩng xem trăng sáng soi Thiên Hán về tây cả Tam Ngũ chiếu giữa trời Côn trùng buồn rỉ rả Cô nhạn liệng về nam Rầu rầu cơn buồn thảm Dằng dặc nhớ quê nhà Nguyện tung bay đôi cánh Nào đâu cầu vượt sông Nương

Yên ca hành kỳ 1: Thu Phong – Tào Phi

Người đời khen thơ Tào Thực, nhưng với mình tài thơ của Thực không thể so với Phi: So về tình không lai láng bằng, so về hình ảnh thơ không đẹp đẽ bằng, so về thủ pháp để lại cho đời sau cũng còn thua xa. Có lẽ người ta yêu thích thơ Tào Thực chỉ vì ông này thường ngày thích rượu chè với các văn nhân, chứ không đau đáu đại nghiệp như Tào Phi. “Tam quốc diễn nghĩa” chê bai Tào

Yên ca hành kỳ 2: Biệt nhật – Tào Phi

Biệt nhật hà dị hội nhật nan, Sơn xuyên du viễn lộ man man. Uất đào tư quân vị cảm ngôn, Ký thư phù vân vãng bất hoàn. Thế linh vũ diện huỷ hình nhan, Thuỳ năng hoài ưu độc bất than. Cảnh cảnh phục chẩm bất năng miên, Phi y xuất hộ bộ đông tây. Triển thi thanh ca liêu tự khoan, Lạc vãng ai lai tồi tâm can. Bi phong thanh lệ thu khí hàn, La duy từ động kinh Tần hiên. Ngưỡng