Home Sáng tác mới Nhảm #15: Nhìn

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ.
Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn.
Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng.
Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh.
Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc.
Có nụ cười thiếu vắng niềm vui mà thuần túy là điên loạn và giả dối.
Có thứ gần gũi với thiên nhiên bằng tàn phá thiên nhiên.
Có…mà…
Những gì tưởng như đẹp đẽ, sâu kín hay lý tưởng…đều đáng tởm lợm nếu ta nhận ra sự mạo nhận trong chúng.
Và chúng phản ứng lại cái nhìn thấu rõ bản chất của ta bằng cách quy kết những cái nhìn ấy là cực đoan, u ám, và thiếu hiểu biết sự đời. Một lần nữa, ta thấu rõ bản chất phản ứng của chúng, đơn giản là sự hèn nhát. Không hơn!
Chúng tìm cách bịt tai che mắt người đời bằng cách thao túng họ trong các định kiến, các niềm tin xác quyết mà chính bản thân họ không hiểu. Đó là cách chúng cô lập ta, để cái nhìn của ta không có mức độ ảnh hưởng đáng có.
Có hề gì, ta vẫn nhìn chằm chằm vào chúng để chúng biết rằng chúng không thể làm mù lòa thị kiến của ta. Nhìn cho đến khi chúng không còn tự tin với cái vỏ của mình, cho đến khi chúng lụi tàn.
Nhìn đích thực là một cách để thay đổi thế giới. Thế nên trước khi mở miệng, hãy mở mắt. Hãy học các nhìn trước khi học cách bày tỏ. Nếu không, bạn sẽ mãi mãi bị thao túng bởi sự giả mạo.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm#12: Cắt đứt

Cắt đứt với bất cứ điều gì đều mệt mỏi, đâu có phải nhất niệm mà thành. Cắt đứt trong ý niệm, nhưng thể xác vẫn cứ phải đi giải quyết những nghiệp chướng tồn dư. Giải quyết rồi vẫn chưa xong, duyên nợ còn giăng ra đủ dây níu kéo... Thế đó, người đời muốn ta nợ họ, họ nợ ta. Họ sợ trạng thái những món nợ được trả, bởi lúc ấy, họ bị tước bỏ cơ hội ràng buộc, cơ hội ăn

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành

Nhảm #21: Quằn quại

Quằn quại không có nghĩa là sâu sắc. Đó là trạng thái của những con sâu bị xéo tới mức ngoài quằn ra thì chẳng còn có thể làm gì khác. Tội nghiệp lũ sâu bất lực. Thích thú chiêm ngưỡng sự quằn quại lại càng không phải là sâu sắc. Đó là thú vui bệnh hoạn. Đó thậm chí còn không phải đồng cảm và thấu hiểu, mà là sự đói khát quằn quại của những con sâu chẳng bao giờ được ai để

Nhảm#3: Hành động

Thế gian này, không ai hành động. Tất cả chỉ vận hành theo các thói quen, như một mã lệnh tự động được ghi trong tâm trí. Hành động như một trò diễn theo kịch bản. Hành động như một vật thể di chuyển theo quỹ đạo. Hành động không hàm chứa tự do trong đó. Một hành động khởi lên, nó đã bị kiểm soát bởi các lực đẩy và lực nén. Bất kể con người có ý thức hay vô thức, những hành

Nhảm#7: Niềm tin

Niềm tin cần thiết khi người ta thiếu ý thức về bản thân mình. Tất cả các niềm tin, dù tốt dù xấu, đều chỉ là thứ gây ảo giác để ta vượt qua chặng đường đời chông gai, để ta có thể như một kẻ ngáo thực hiện các việc làm điên rồ, vô nghĩa. Hoài nghi là một biện pháp cai nghiện, nhưng hoài nghi không giúp ta phòng chống một cơn nghiện niềm tin khác sẽ nảy sinh trong tương lai. Và