Home Sáng tác mới Nhảm #15: Nhìn

Nhảm #15: Nhìn

Có những thứ tri thức được sử dụng để che mắt khiến sự thật không thể hiển lộ.
Có những lời kêu gào tự do không dẫn đến tự do mà chỉ đường dẫn lối tới gông cùm vĩnh viễn.
Có những cứu rỗi đẩy nạn nhân chìm sâu vào hố thẳm khôn cùng.
Có những tình yêu hành hạ người bị yêu nhân danh sự hi sinh.
Có nỗi đau có thể quy đổi thành bạc cắc.
Có nụ cười thiếu vắng niềm vui mà thuần túy là điên loạn và giả dối.
Có thứ gần gũi với thiên nhiên bằng tàn phá thiên nhiên.
Có…mà…
Những gì tưởng như đẹp đẽ, sâu kín hay lý tưởng…đều đáng tởm lợm nếu ta nhận ra sự mạo nhận trong chúng.
Và chúng phản ứng lại cái nhìn thấu rõ bản chất của ta bằng cách quy kết những cái nhìn ấy là cực đoan, u ám, và thiếu hiểu biết sự đời. Một lần nữa, ta thấu rõ bản chất phản ứng của chúng, đơn giản là sự hèn nhát. Không hơn!
Chúng tìm cách bịt tai che mắt người đời bằng cách thao túng họ trong các định kiến, các niềm tin xác quyết mà chính bản thân họ không hiểu. Đó là cách chúng cô lập ta, để cái nhìn của ta không có mức độ ảnh hưởng đáng có.
Có hề gì, ta vẫn nhìn chằm chằm vào chúng để chúng biết rằng chúng không thể làm mù lòa thị kiến của ta. Nhìn cho đến khi chúng không còn tự tin với cái vỏ của mình, cho đến khi chúng lụi tàn.
Nhìn đích thực là một cách để thay đổi thế giới. Thế nên trước khi mở miệng, hãy mở mắt. Hãy học các nhìn trước khi học cách bày tỏ. Nếu không, bạn sẽ mãi mãi bị thao túng bởi sự giả mạo.

Hà Thủy Nguyên

Nhảm #24: Quy luật cuộc sống

Càng hiểu nhiều quy luật của cuộc sống, càng khó để tham gia cùng cuộc sống. Nếu ta thử và phát hiện ra điều ta biết là sai, đó không phải bất hạnh, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc vì còn gì đó để khám phá. Nếu ta cứ đúng mãi dù cho các lựa chọn có điên rồ đến đâu, đó lại là vấn đề. Tức là khi ấy cuộc sống không còn gì để khám phá, để thử thách. Độ bất hạnh sẽ

Nhảm #10: Thú vị

Sau rất nhiều nỗ lực để làm mình trở nên thú vị hơn, tôi bắt đầu chuyển sang thái cực khác: Khiến mình trở nên nhạt nhẽo. Để trở nên thú vị, rất dễ. Tâm trí con người thích bị kích động, mà tôi thì vẫn là con người. Nhưng để trở nên nhạt nhẽo thì khó khăn vô cùng. Đâu dễ chấp nhận một tình trạng não không kích thích. Đâu dễ để sống trong sự lãng quên của mọi người. Đâu dễ để

Nhảm #1: Hiện thực

Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ - những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành

Nhảm #17: Chẳng gì thay đổi

Thay đổi chính quyền không tạo ra thay đổi xã hội. Chính quyền là đại diện cho người dân, thế nên thay đổi chính quyền chẳng khác nào lắp hoa giả trên một cái cây đã mục ruỗng. Sự thay đổi xã hội thực sự đến từ các thành tố trong xã hội, tức con người. Nhưng làm sao để thay đổi con người, và con người là gì, đó lại là nan đề lớn của thay đổi. Chẳng từ ngữ định tính nào định

Nhảm #4: Ngôn ngữ đẹp?

Không có ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những thói quen ngôn ngữ. Người ta thấy hay với những thứ người ta thấy quen thuộc. Tiêu chuẩn ngôn ngữ là thứ thói quen ngôn ngữ đã thắng thế bởi chính trị. Nếu một cuộc thay triều đổi đại không thay đổi được thói quen ngôn ngữ của người dân thì quyền lực không vững chắc. Một thời đại đã chấm dứt nhưng thói quen ngôn ngữ nó để lại vẫn còn thì uy quyền của thời