Home Portfolio Item Sáng tác tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần Tập 1: Khúc Cung oán” về Nguyễn Gia Thiều

Sáng tác tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần Tập 1: Khúc Cung oán” về Nguyễn Gia Thiều

Team

Tâm trạng của trang tài tử Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều từng bước dấn thân vào cuộc quyền đấu thời Lê Mạt. Trung thành với ai, hạ gục ai, tưởng như đã rất rõ ràng nhưng lại ẩn chứa trong đó biết bao dằn vặt. 

Trích dẫn

………

“Đó là một cuộc trả thù ư? Không! Đó là một cuộc đảo chính ư? Không! Đó là một sự tri ân dành cho Duy Vỹ ư? Cũng không phải! Hay đó chỉ là một nỗ lực vì không gì cả? Lê Duy Khiêm có thể trở thành một bậc quân vương chân chính hay không, chàng không thể biết chắc. Thế cục này liệu sẽ an hay loạn, chàng cũng không đoán trước được, nhưng tất thảy là một sự văng đến vận hạn của số mệnh. Mười một năm qua, từ một tướng quân hào hoa phong nhã, chàng đã thấy mình bệ rạc đi rất nhiều cả thể xác và tinh thần. Tóc chàng tuy không điểm bạc như những người cùng trang lứa, nhưng tim chàng thì đã bạc từ lâu. Bên trong chàng lúc này không thể đạt nổi sự trống rỗng bởi một nỗi sầu che lấp, nỗi sầu của thời thế và thời gian.”

Cấu trúc sách

Bắt đầu từ sự kiện thái tử Lê Duy Vỹ bị Trịnh Sâm mưu hại, Nguyễn Gia Thiều cùng với Nguyễn Khản đã mưu tính kế sách lâu dài để cứu hoàng tôn Lê Duy Khiêm, lập đổ quyền lực của chúa Trịnh. Phần 1 “Khúc cung oán” kết thúc khi hoàng tôn Lê Duy Khiêm được phóng thích, đánh dấu những biến loạn mới trong phần 2. 

Số trang: 288/Khổ 12X20,5

NXB Hội Nhà Văn cấp phép

Book Hunter chịu trách nhiệm bản thảo và phát hành

Khúc tụng ca hoan lạc

Khi một con người chết đi, linh hồn xuất hiện… Khi một linh hồn chết đi, sau đó là những gì? Chẳng gì cả. Ngay cả khi tái sinh sang kiếp mới, linh hồn cũng không hề chết, nó chỉ quên rằng nó đã từng tồn tại. Nàng bừng tỉnh sau một cơn suy nghĩ miên man luôn tràn ngập tâm trí nàng mỗi buổi sáng sớm. Những làn nắng tuôn chảy vào căn phòng, thả tung vô vàn hạt li ti bay bổng trong

Lời mưa – Walt Whitman

  Mi là ai? tôi thốt lên dưới làn mưa mềm mại Mà, lạ lùng sao, trả lời dùm tôi, như chuyển ngữ: Tôi là Bài thơ của Đất, lời mưa cất tiếng, Tôi bất diệt êm ái vùng lên từ đất và biển sâu không đáy Hướng tới thiên đường, khởi nguyên, hư ảnh, dù đổi thay, đều thế cả Tôi hạ phàm gột rửa những cơn gió nam khô hạn, những hạt nguyên tử, những phong trần thế gian, Và thăm thẳm bên

Sự biến chuyển mô hình Thượng Đế: từ thần tính đến thần thoại, duy lý và tinh thần tự do tuyệt đối

Nhân đọc “Lịch sử Thượng Đế – Hành trình 4000 năm Do Thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo” của Karen Amstrong “Con người là con vật tinh thần” – Karen Amstrong Nhận định này không hề tương phản với nhận định của Aristotle trong “Chính trị luận”  rằng “Con người là sinh vật mang tính chính trị”; mà thể hiện một khía cạnh khác của con người: đời sống tinh thần – thứ bản nguyên sơ khai nơi con người. Trong cuốn sách “Lịch sử

Lời của một nhà thơ chết

Này tôi Tiếng pha lê Vụn vỡ Hồn trượt dài trong lồng ngực lạnh băng Vần thơ tôi Người xưa nào còn ghé Tiếng thời gian Loạt soạt cũng xa dần Gối lên tóc đã xơ xác đợi chờ Thịt da mòn đơn độc ủ men thơ Và máu cũng kiệt khô lời tình tự Cố nhân đâu Ai khóc tôi rũ nhàu Cõi thơ tôi đã bao người lai vãng Rồi cũng đi Như xóm trọ quán hàng Và tôi vẫn nằm im trong

Dự án dịch thuật “Bên kia sợ hãi” của Don Miguel Ruiz

Từ trong làn sương mờ ảo của nền văn minh trước khi Columbus tìm ra Châu Mỹ, văn hóa Toltec hiện ra như một biểu tượng của sự bí ẩn. Phát triển rực rỡ từ năm 950 đến 1150 sau Công nguyên, xã hội bí ẩn này đã trị vì từ trung tâm ở Tula, Hidalgo, Mexico, trong thời kỳ Epiclassic và đầu Hậu Cổ Điển của lịch sử Mesoamerica. Được tôn kính bởi nền văn minh Aztec sau này, người Toltec được coi là những tổ tiên trí