Home Portfolio Item Sáng tác tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần Tập 1: Khúc Cung oán” về Nguyễn Gia Thiều

Sáng tác tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần Tập 1: Khúc Cung oán” về Nguyễn Gia Thiều

Team

Tâm trạng của trang tài tử Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều từng bước dấn thân vào cuộc quyền đấu thời Lê Mạt. Trung thành với ai, hạ gục ai, tưởng như đã rất rõ ràng nhưng lại ẩn chứa trong đó biết bao dằn vặt. 

Trích dẫn

………

“Đó là một cuộc trả thù ư? Không! Đó là một cuộc đảo chính ư? Không! Đó là một sự tri ân dành cho Duy Vỹ ư? Cũng không phải! Hay đó chỉ là một nỗ lực vì không gì cả? Lê Duy Khiêm có thể trở thành một bậc quân vương chân chính hay không, chàng không thể biết chắc. Thế cục này liệu sẽ an hay loạn, chàng cũng không đoán trước được, nhưng tất thảy là một sự văng đến vận hạn của số mệnh. Mười một năm qua, từ một tướng quân hào hoa phong nhã, chàng đã thấy mình bệ rạc đi rất nhiều cả thể xác và tinh thần. Tóc chàng tuy không điểm bạc như những người cùng trang lứa, nhưng tim chàng thì đã bạc từ lâu. Bên trong chàng lúc này không thể đạt nổi sự trống rỗng bởi một nỗi sầu che lấp, nỗi sầu của thời thế và thời gian.”

Cấu trúc sách

Bắt đầu từ sự kiện thái tử Lê Duy Vỹ bị Trịnh Sâm mưu hại, Nguyễn Gia Thiều cùng với Nguyễn Khản đã mưu tính kế sách lâu dài để cứu hoàng tôn Lê Duy Khiêm, lập đổ quyền lực của chúa Trịnh. Phần 1 “Khúc cung oán” kết thúc khi hoàng tôn Lê Duy Khiêm được phóng thích, đánh dấu những biến loạn mới trong phần 2. 

Số trang: 288/Khổ 12X20,5

NXB Hội Nhà Văn cấp phép

Book Hunter chịu trách nhiệm bản thảo và phát hành

Thanh Minh – Đỗ Mục

Thanh minh mưa phủ bụi giăng giăng Dặm vắng người đi muốn xót lòng Tửu quán chốn nao xin gặng hỏi? Hạnh Hoa làng ấy trẻ trỏ đường. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

Hàn Mặc Tử – Người thơ đi giữa nguồn trong trẻo

Viết về Hàn Mặc Tử là một thách thức với bất cứ nhà nghiên cứu hay phê bình văn học nào, bởi thơ ông biểu hiện vô vàn sắc thái cảm xúc, đan xen đa chiều các không thời gian. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy trong cuốn “Mắt thơ” đã xếp ông vào số rất ít các nhà thơ Việt Nam đi theo con đường siêu thực, sở dĩ bởi sự sáng tạo của Hàn Mặc Tử là dòng tuôn chảy từ tiềm thức.

Mùa ma

Hà Nội vào mùa ma nhỉ Í ơi tiếng khóc cô nhi Bóng hồn dật dờ khắp ngõ Van lơn ta mà chi Kinh Phật tụng lời vô vị Phật nào độ được trần gian Thánh nào cứu đời khổ nạn Ta nào cứu nổi thân tàn Chẳng lá vàng nào rụng cả Chẳng hiu hắt mảnh sương thu Chẳng ai buồn đau bi luỵ Chẳng ta rong ruổi phố chiều Nghĩa địa ngàn mây đuổi gấp Sao cho bắt kịp cơn giông Thả mưa

Bắc phong hành – Lý Bạch

Hôm qua mình dịch Yên ca hành bài Thu phong của Tào Phi, rồi chợt nhớ ra bài Bắc phong hành của Lý Bạch, cũng là thể tài chinh phụ. Bài này có mấy bản dịch, nhưng các bản dịch đều biến bài hành này thành nhịp điệu thơ thất ngôn, làm sai đi tính hiện thực khắc nghiệt của bài thơ. Vẻ đẹp của bài thơ không phải ở câu thơ chau chuốt bóng bẩy theo lối Đường thi phổ biến, mà là nỗi

Mùa dã cổ của Hà Thủy Nguyên – mùa của cơn say tinh thần

Trong một xã hội ưa hình thức, tập thơ “Mùa dã cổ” của Hà Thủy Nguyên là một sự lạc điệu. Người ta đua nhau viết tiểu thuyết, Nguyên lại làm thơ. Người Ta đua nhau làm thơ hậu hiện đại, Nguyên lại tìm về những biểu tượng cổ xưa. Người ta đau đớn một cách đắc chí trong nghệ thuật còn Nguyên cố để phiêu lãng mà những vương vấn nợ trần gian vẫn còn quá nhiều. Bởi vậy, sự xuất hiện của “Mùa