Home Đọc Sách Đọc Nhanh VÚ có gì mà hấp dẫn? Lịch sử hấp dẫn hơn!

VÚ có gì mà hấp dẫn? Lịch sử hấp dẫn hơn!

Thật đấy! Vú sẽ chỉ hấp dẫn với những người đàn ông (hoặc les) không được thoả mãn về dục (mà xã hội Việt Nam thì đa phần là những người như vậy). Tôi cũng không chắc bao nhiêu phụ nữ dị tính sẽ hứng thú với vú, hoặc quan tâm ở mức tối thiểu. Có lẽ điều họ quan tâm thực dụng hơn, như là: làm sao để vú săn chắc, làm sao để ngừa ung thư vú.

Nhưng lịch sử của thái độ với VÚ lại hấp dẫn, vì nó hé lộ cho chúng ta thấy những cái nhìn cực đoan và những cơn cuồng của nhân loại: từ cấm đoán cho đến thờ phụng, từ cố gắng che đậy cho đến phô ra… Lịch sử Vú thực chất là một phần lịch sử của các cách ứng xử với cơ thể phụ nữ, mà rộng hơn, là phản ánh vị thế của phụ nữ trong bối cảnh xã hội ấy. Thế nên, phần Sử hấp dẫn hơn phần Vú.

Không có mô tả ảnh.

Khi đọc cả cuốn sách dàn trải khắp dòng thời gian của nhân loại ở nhiều nền văn hoá khác nhau, với những câu chuyện liên quan đến vú, tôi chỉ đặt ra cho mình câu hỏi: Liệu bao nhiêu chị em phụ nữ đọc cuốn này xong sẽ không ngại ngần quăng cái xu chiêng khỏi định kiến đạo đức của mình? Và bao nhiêu đấng mày râu nhận ra rằng niềm đam mê của mình với vú, ngoài các ẩn ức dục, nó còn mang tính định kiến về giới? Rồi thì họ có vượt qua được nỗi ám ảnh ấy không, hay sẽ mượn các kiến thức trong sách để tiếp tục hợp lý hoá những ám ảnh của mình? Nhưng thôi kệ họ!

Việc cấp phép để xuất bản cuốn sách này, có thể nói, đã đánh dấu đáng kể cho sự cởi mở về nhận thức liên quan đến phụ nữ trong hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam. Cách đây 5 năm, cái bìa hở ngực (dù là tranh kinh điển) bạo đến thế kia, là không được phép. Từ “vú” thậm chí còn phải tránh, có lẽ sẽ bị thay bằng “Lịch sử bộ ngực đàn bà” hoặc lối diễn đạt đại loại thế! Còn lại thì nội dung cũng không đến nỗi quá nhạy cảm và gợi dục, bởi vì phần Sử thì hấp dẫn hơn phần Vú.

Không biết bao giờ ở Việt Nam dám xuất bản một cuốn sách về Lịch sử của b.ím/l.ồn nhỉ? Liệu có phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách gọi nó là “âm hộ” hay không? Chờ đợi sự mạnh dạn của NXB Phụ Nữ và các dịch giả nữ quyền đột phá hàng rào lễ giáo của bộ máy kiểm duyệt ở Việt Nam.

Điều đáng tiếc của cuốn sách, đó là không phản ánh được lịch sử nghiên cứu về cấu tạo của vú, từ đó cho thấy các định chế văn hoá và chính trị đã lệch lạc trong nhận thức về vú đến cỡ nào. Giống như việc y học và sinh học gần như mù tịt cơ chế của b.ím/l.ồn, dẫn đến những nhận định sai lầm về tình dục học, sinh lý học và tâm lý phụ nữ. Bạn nào quan tâm đến cuốn sách này nên xem thêm bộ phim tài liệu có tên “The Principles of Pleasure” (Tên tiếng Việt: “Các nguyên lý về Cực khoái”) để hiểu hơn về sự thiếu hiểu biết của thế giới về cơ thể phụ nữ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Bởi vì, suy cho cùng, mọi sự tôn thờ hay cấm đoán hay phô bày thái quá, đều đến từ sự thiếu hiểu biết.

Hà Thủy Nguyên

Trung đạo – Điểm gặp gỡ giữa tư tưởng của Aristotle với Phật giáo và Nho giáo

Trong cuộc gặp gỡ tâm thức Đông – Tây, độc giả Việt Nam thường biết đến sự gần gũi giữa tư tưởng của Athur Schopenhauer hay Friedrich Nietzsche… với triết lý Hindu giáo và Phật giáo. Sự gần gũi này có thể lý giải, bởi sự giao thoa văn hóa Á Âu vào thế kỷ 19, thời đại họ sống, và các hệ tư tưởng từ phương Đông bổ khuyết cho những thiếu sót của một châu lục đang trong cơn cuồng duy lý. Tuy

Môi mấp máy

Mềm môi mấp máy mướt mơ mùng Mộng cảnh trùng trùng bóng thời buông Có ta thủng thẳng thêm hoang vắng Cả một trần gian điệu gió chùng Vén chăn thôi hở sầu biền biệt Ôm chàng thiên hạ cạn lời mê Đung đưa con lắc thời gian lặng Vạn vật ngân gầm dưới đáy khe Vệt trời vào độ mộng hóa hơi Miết thịt da vào giữa trùng khơi Ái ân một khắc si tâm niệm Thả vào thương nhớ mấy mươi đời Hà

TỈNH MƠ

Ta mơ lạc đến trăng lòa Cố nhân đã xa và xa Ta cô độc quá, hai tay trắng Run lạnh trời khuya khúc thiên nga   Điệu thơ ngày cũ, ai ngâm ngợi Ai vuốt tóc ta, đêm rụng đêm Trăng ơi lạnh quá, trăng trăng trắng Lặng lặng hồn thăng, ta chơi vơi Nhìn xuống cõi đời Cố nhân vắng bặt Đây từng lệ rơi Đọng Đọng Thành lời… Người ơi… Khúc thiên nga lả lơi Màn khép rồi…   Khuya tịch mịch

Thị trường sách Việt Nam (5): Trớ trêu sách dịch

Những người yêu sách và có tri thức ở Việt Nam không ít lần phải bực bội khó chịu với những bản dịch được xuất bản có nhiều sai sót. Người ta thường đổ toàn bộ trách nhiệm cho dịch giả, thế nhưng để có một bản dịch tệ hại thì cần có sự tồn tại của một hệ thống biên tập thiếu chuyên môn và một hệ thống giảng dạy tiếng Anh thiếu trách nhiệm. Một bản dịch tệ thường có rất nhiều kiểu sai

Dẫn nhập Kabbalah (5): Những người theo chủ nghĩa sùng đạo (pietism) tại Đức thời Trung cổ

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự hình thành các quan niệm về Kabbalah từ những giáo sĩ Do Thái theo chủ nghĩa sùng đạo tại Đức. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah