Home Đọc Sách Đọc Nhanh VÚ có gì mà hấp dẫn? Lịch sử hấp dẫn hơn!

VÚ có gì mà hấp dẫn? Lịch sử hấp dẫn hơn!

Thật đấy! Vú sẽ chỉ hấp dẫn với những người đàn ông (hoặc les) không được thoả mãn về dục (mà xã hội Việt Nam thì đa phần là những người như vậy). Tôi cũng không chắc bao nhiêu phụ nữ dị tính sẽ hứng thú với vú, hoặc quan tâm ở mức tối thiểu. Có lẽ điều họ quan tâm thực dụng hơn, như là: làm sao để vú săn chắc, làm sao để ngừa ung thư vú.

Nhưng lịch sử của thái độ với VÚ lại hấp dẫn, vì nó hé lộ cho chúng ta thấy những cái nhìn cực đoan và những cơn cuồng của nhân loại: từ cấm đoán cho đến thờ phụng, từ cố gắng che đậy cho đến phô ra… Lịch sử Vú thực chất là một phần lịch sử của các cách ứng xử với cơ thể phụ nữ, mà rộng hơn, là phản ánh vị thế của phụ nữ trong bối cảnh xã hội ấy. Thế nên, phần Sử hấp dẫn hơn phần Vú.

Không có mô tả ảnh.

Khi đọc cả cuốn sách dàn trải khắp dòng thời gian của nhân loại ở nhiều nền văn hoá khác nhau, với những câu chuyện liên quan đến vú, tôi chỉ đặt ra cho mình câu hỏi: Liệu bao nhiêu chị em phụ nữ đọc cuốn này xong sẽ không ngại ngần quăng cái xu chiêng khỏi định kiến đạo đức của mình? Và bao nhiêu đấng mày râu nhận ra rằng niềm đam mê của mình với vú, ngoài các ẩn ức dục, nó còn mang tính định kiến về giới? Rồi thì họ có vượt qua được nỗi ám ảnh ấy không, hay sẽ mượn các kiến thức trong sách để tiếp tục hợp lý hoá những ám ảnh của mình? Nhưng thôi kệ họ!

Việc cấp phép để xuất bản cuốn sách này, có thể nói, đã đánh dấu đáng kể cho sự cởi mở về nhận thức liên quan đến phụ nữ trong hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam. Cách đây 5 năm, cái bìa hở ngực (dù là tranh kinh điển) bạo đến thế kia, là không được phép. Từ “vú” thậm chí còn phải tránh, có lẽ sẽ bị thay bằng “Lịch sử bộ ngực đàn bà” hoặc lối diễn đạt đại loại thế! Còn lại thì nội dung cũng không đến nỗi quá nhạy cảm và gợi dục, bởi vì phần Sử thì hấp dẫn hơn phần Vú.

Không biết bao giờ ở Việt Nam dám xuất bản một cuốn sách về Lịch sử của b.ím/l.ồn nhỉ? Liệu có phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách gọi nó là “âm hộ” hay không? Chờ đợi sự mạnh dạn của NXB Phụ Nữ và các dịch giả nữ quyền đột phá hàng rào lễ giáo của bộ máy kiểm duyệt ở Việt Nam.

Điều đáng tiếc của cuốn sách, đó là không phản ánh được lịch sử nghiên cứu về cấu tạo của vú, từ đó cho thấy các định chế văn hoá và chính trị đã lệch lạc trong nhận thức về vú đến cỡ nào. Giống như việc y học và sinh học gần như mù tịt cơ chế của b.ím/l.ồn, dẫn đến những nhận định sai lầm về tình dục học, sinh lý học và tâm lý phụ nữ. Bạn nào quan tâm đến cuốn sách này nên xem thêm bộ phim tài liệu có tên “The Principles of Pleasure” (Tên tiếng Việt: “Các nguyên lý về Cực khoái”) để hiểu hơn về sự thiếu hiểu biết của thế giới về cơ thể phụ nữ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Bởi vì, suy cho cùng, mọi sự tôn thờ hay cấm đoán hay phô bày thái quá, đều đến từ sự thiếu hiểu biết.

Hà Thủy Nguyên

Trường ca Hồ Khúc

I - Hồ mộng Ta gẩy đàn khung trời đã cũ Khúc trăng sao xao động đáy Tây Hồ Ta ẩn mình nơi sương Cửu vĩ hồ ve vuốt tơ sen Duyên ai ấy à se dang dở Cho ai ấy à tương tư Trăng ấy à ánh bạc Thơ ấy à đang nhen Ký ức dâng lên tràn căng bầu ngực Ứa tình nhân gian   Hỡi ai chính nhân quân tử Luyến ái ta ư? Sợ ta ư? Có nghe ta cười nói

Ta sẽ chết trong một ngày mưa

Ta sầu như một mùa mưa gió Trăng tàn rơi rụng đáy trần gian Khắp thân trắng rợn màu ký ức Ô, ta lạc nơi nao Miền xa quá khứ nào   Mưa rơi rơi một màu thanh nhã Ta đếm sầu dưới mái hiên xa Mặc gối ai quỳ mỏi Lời thánh nhân quốc quốc gia gia Người cùng ta chẳng đoái hoài Hứng giọt trời Ướp hương lơi Có những chiều không thế tục   Kìa tàng thư đã hoen ố tay tục

Vòng ác mộng

I - Ta, đầu quấn dây nho Mái tóc tro tàn nhuốm Khoác da báo đi giữa xuân tươi Say lướt khướt mùi tâm trạng lên men Giữa đám đông người hét hò bên lửa Điệu nhảy đã quen nhịp loạn cuồng Hái trăng đi, hiến trăng cho ta khoảnh khắc này Rượu máu lẫn lộn rồi Chẳng ai còn trinh tiết Kìa kìa tục luỵ đã ngập hồn Ta, thiên tài gẩy điệu buồn Giữa giáo đoàn hoan lạc Khát thèm một nụ hôn

Thử giải mã bài thơ “Cuối Thu” của Hàn Mặc Tử

Tôi đọc thơ Hàn Mặc Tử lần đầu năm 14 tuổi và không có nhiều ấn tượng thực sự với thơ ông. Bài đầu tiên ấy chính là “Đây thôn Vĩ Dạ”. Lúc đó, tôi còn đang say theo “Một chiếc linh hồn ngọc/Mang mang thiên cổ sầu” của Huy Cận. Vì quá yêu thơ Huy Cận, tôi đã kiếm cho bằng được tập “Lửa thiêng” (Hồi đó khó kiếm lắm nhé, nhất là với học sinh cấp 2). Tuy nhiên, tôi vẫn tò mò, điều gì

Cảm xúc

“Cảm xúc có thật chăng?” “Cảm xúc này có thực là của ta hay của ai đó đưa tới cho ta?” Một chút lá rụng có thể khiến ta buồn. Một cánh én chao liệng giữa bầu trời xanh ngắn có thể khiến ta hưng phấn. Một ánh mắt có thể khiến ta rạo rực. Một lời nói có thể khiến ta đổ vỡ… v… v… Cảm xúc đến từ những cái cớ nho nhỏ, lúc rất gần, lúc lại xa xôi. Càng chậm lại