Home Trên truyền thông “Thiên địa phong trần”: Bộ tiểu thuyết dã sử chưa có hồi kết

“Thiên địa phong trần”: Bộ tiểu thuyết dã sử chưa có hồi kết

Đầu năm 2023, nhà văn Hà Thuỷ Nguyên đã cho ra mắt độc giả tập 2 của bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần”. Tập sách mang tên “Nổi gió” do Book Hunter liên kết với Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành.

“Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thuỷ Nguyên ra mắt tập đầu tiên với tên gọi “Khúc cung oán” vào năm 2019, do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn & Book Hunter ấn hành.

Lấy bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ 18, buổi vua Lê – Chúa Trịnh kình nhau ở Đàng Ngoài, Tây Sơn nổi dậy ở Đàng Trong, tập 1: “Khúc cung oán” là câu chuyện xoay quanh nhân vật lịch sử Nguyễn Gia Thiều – trang tài tử bậc nhất kinh thành, chỉ ham thi họa nhã nhạc rượu ngon nhưng rồi vô tình bị cuốn vào vòng tranh giành quyền lực ở cung vua phủ chúa từ lúc nào không hay.

Nhân vật Nguyễn Gia Thiều cùng với Trịnh Sâm đều là học trò của Đại học sĩ Nguyễn Khản, ba người tình cờ tạo nên một bộ ba “soái ca” giữa đất kinh thành: một Tĩnh Đô Vương thông minh quyết đoán hơn người vừa lên ngôi chúa; một thiếu gia trâm anh thế phiệt, tài tử kinh thành 18 tuổi đã giữ chức Hiệu úy được chúa Trịnh tin dùng, đại thần tả hữu đều phải nể mặt và một “phong lưu đại thần” là thầy của hai người kia. Tuy nhiên, Vương có thể uống rượu say sưa với đại học sĩ nhưng lại khó lòng chè chén với tài tử kinh thành. Tài tử kinh thành cũng có chút dị tính, mỗi lần xong công vụ lại trốn mình về nhà riêng ở Hồ Tây, thả thuyền trôi giữa hồ mà uống rượu, mà lẩn khuất trong đám sương mù, nhiều khi Vương muốn tìm gấp mà khó gặp. Vương vừa yêu mến lại vừa bực bội vì không khuất phục được Thiều.

Nếu Nguyễn Gia Thiều mãi mãi mỗi lần xong công vụ lại trốn mình về nhà riêng ở Hồ Tây để vui thú nhã nhạc rượu trăng gió mát…; nếu Nguyễn Khản ngày ngày trực chầu dưới trướng Tĩnh Đô vương (Trịnh Sâm) để thỏa thú phong lưu với chúa mà không vắng mặt một hôm chỉ vì dẫn Thiều tới ra mắt vua Lê để Thiều dâng nhà vua bức “Tống sơn đồ” thì Thiều sẽ không bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực của vua chúa và dễ có khi, không có “Cung oán ngâm khúc” để lại cho đời…

“Thiên địa phong trần

Hồng nhan đa truân

Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân?”

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn).

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách hồng nhan lắm nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm tầng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này…”

(Bản dịch của Đoàn Thị Điểm)

Từ đó, các nhân vật và sự kiện lịch sử hiện lên rất gần và sinh động: sự xuất hiện của Đặng Thị Huệ, cái chết oan ức của Thái tử Lê Duy Vỹ, sự bất lực của vị vua già Lê Hiển Tông, giai đoạn tù đày 11 năm của hoàng tôn Lê Duy Khiêm (chính là vua Lê Chiêu Thống sau này), cuộc phản kháng và tranh giành của Trịnh Tông với thế lực Thị Huệ và Trịnh Cán, kẻ càn rỡ Quận Huy Hoàng Đình Bảo, những người Hoa và âm mưu Đàng Trong với sự xuất hiện của Nguyễn Hữu Chỉnh…

2(1).jpg
Tập 2: “Nổi gió” của bộ tiểu thuyết “Thiên địa phong trần”

Với mạch truyện đó và xoay quanh nhân vật trung tâm là Nguyễn Gia Thiều, tập 2 mang tựa đề “Nổi g” tiếp tục giai đoạn chính biến thành công, Thái tử Lê Duy Khiêm được giải cứu, Nguyễn Gia Thiều lúc này được phong chức Ôn Như Hầu, Nguyễn Khản trở thành nhân vật quyền thế bậc nhất trong triều đình và có thể dễ bề thao túng vị chúa trẻ tuổi là Trịnh Tông, nhưng những biến loạn bỗng chốc trở nên phức tạp hơn. Trong thế cục vua Lê – chúa Trịnh đang tìm mọi cách loại bỏ sự ảnh hưởng của Nguyễn Gia Thiều trong triều đình thì từ phương Bắc, nhà Thanh tìm mọi cách kích động các thế lực trong nước gây nhiễu loạn và cùng lúc đó thế lực Tây Sơn đang ngày một lớn mạnh… Những bàn cân chính trị luôn được đặt ra, cùng với đó tính cách nhân vật được bộc lộ rõ hơn.

Với độ dài 280 trang, “Nổi gió” tiếp tục cuốn người đọc vào vòng xoáy chính trị của các nhân vật lịch sử bằng giọng văn mượt mà và lối viết duy mỹ. Một giai đoạn đầy chính biến chưa có hồi kết. Nhà văn Hà Thuỷ Nguyên cho hay, tập 3 của bộ tiểu thuyết dự kiến ra mắt vào cuối năm 2023 và chính chị cũng chưa xác định được là bộ tiểu thuyết sẽ kết thúc ở tập mấy.

Nhà văn Hà Thuỷ Nguyên sinh năm 1986 tại Hà Nội. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch và đồng thời là người sáng lập Book Hunter. Viết văn từ năm 16 tuổi, đến nay chị đã cho xuất bản nhiều đầu sách thuộc các thể loại tiểu thuyết, tập truyện ngắn, thơ. Ngoài ra, chị còn là tác giả của nhiều kịch bản viết cho phim truyền hình như: “Đi về phía mặt trời”, “Vòng nguyệt quế”, “Blog nàng dâu”, “Nếp nhà”…

Yến Ly 

Bài đăng trên báo Người Hà Nội

Bài gốc: “Thiên địa phong trần”: Bộ tiểu thuyết dã sử chưa có hồi kết (nguoihanoi.vn)

Một vài cảm nghĩ khi đọc nhanh tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thủy Nguyên

Viết văn, làm thơ thời nay là một nghề nặng nhọc, bạc bẽo, thu nhập thấp, nguy cơ thân bại danh liệt, không xứng đáng với tài năng và công sức bỏ ra, nhất là những người chọn cho mình con đường viết độc lập, chuyên nghiệp, ít phụ thuộc vào nhà nước nhưng mà như cụ Du đã nói: Đã mang lấy NGHIỆP vào thân thì cũng phải gánh gánh gồng gồng cho nốt kiếp văn nhân . Trước 1945 ( điều kiện tự

Dự án tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” về những biến động chính trị và văn hóa thời Lê Mạt

Bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2018 – nay Dự kiến:  3 tập Hiện đã hoàn thành: Tập 1 - Khúc Cung Oán & Tập 2 - Nổi gió  Link mua sách: Combo Thiên Địa Phong Trần (Tập 1&2) - Book Hunter Lyceum Tổng quan nội dung: Cuối thế kỷ 18, nước Việt ta đối mặt với một bối cảnh loạn lạc chưa từng có, đánh dấu sự suy tàn không chỉ của triều Lê

Nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên: “Tiểu thuyết dã sử góp phần hiểu thêm về lịch sử Việt Nam”

(PLVN) - “Giờ đây, viết tiểu thuyết dã sử thực sự như một thứ mốt thời thượng rồi. Mốt này có lẽ ảnh hưởng từ xu hướng tiểu thuyết mạng của nước bạn và kết hợp với tinh thần dân tộc hiện nay đang được đẩy mạnh trên truyền thông. Họ đều ý thức được rằng họ đang góp một phần để kích thích giới trẻ hiểu thêm về lịch sử Việt Nam” - Đó là nhìn nhận của nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên trong

Tiểu thuyết “Cầm thư quán”

Tiểu thuyết “Cầm thư quán” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2005 Số trang:  88 trang Xuất bản lần đầu năm 2008, NXB Phụ Nữ và Nhà sách Kiến Thức ấn hành; tái bản có chỉnh sửa năm 2018, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter ấn hành; hiện đã chuyển nhượng bản thảo cho NXB Phụ Nữ Việt Nam và hiện đang chờ xuất bản.   Tổng quan nội dung: “Cầm thư quán”  là một cuốn tiểu thuyết cổ trang có màu sắc tượng

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả “Hồ Qúy Ly”, “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội gạo lên chùa”…

Lần đầu gặp nhà văn Xuân Khánh là lúc tôi mới học lớp 12. Tôi thường thấy ông đạp xe trên phố Bà Triệu. Lúc ấy, tôi hay lang thang đọc sách ở Thư viện Hà Nội. Một lần, vì quá thích cuốn tiểu thuyết "Hồ Qúy Ly", tôi đã đánh liều đạp xe đến gần ông để bắt chuyện, ông nói rất ít và rất cẩn trọng, chỉ khuyên một câu mấu chốt là: "Cháu muốn viết tiểu thuyết thì cần quan tâm đến