Home Đọc Sách Đọc Nhanh CÔNG CHÚA ĐỒNG XUÂN của nhà văn Trần Thùy Mai – Khi con người không thể chọn được cách ứng xử trong thời loạn

CÔNG CHÚA ĐỒNG XUÂN của nhà văn Trần Thùy Mai – Khi con người không thể chọn được cách ứng xử trong thời loạn

Một cách tình cờ, bộ tiểu thuyết “Từ Dụ” của nhà văn Trần Thùy Mai xuất bản cùng lúc với tập 1 “Thiên Địa Phong Trần” của tôi, và đến nay, khi tôi xuất bản tập 2, thì bà cũng xuất bản “Công Chúa Đồng Xuân”, có thể nói là sự nối dài của “Từ Dụ”. Khi đọc “Công Chúa Đồng Xuân”, tôi có thể hiểu tại sao lại có cơ duyên như thế. Có lẽ số phận đã thúc đẩy để bà và tôi – những nữ nhà văn sống trong một thời kỳ đầy biến động chính trị, xã hội – nhắc về LOẠN. Chúng ta có thể sống ở thời bình, nhưng Loạn Thế lúc nào cũng có thể đe doạ. Điều thú vị là góc nhìn của bà về Loạn khác với tôi, nhưng đều dẫn đến những thông điệp tương tự.
Trần Thùy Mai không chọn một nhân vật tròn trịa sáng ngời trong lịch sử, mà chọn một công chúa phù phiếm có vết nhơ lớn trong lịch sử – Đồng Xuân Công chúa Gia Phúc (Nàng công chúa này dính vào nghi án loạn luân). Nàng công chúa này không hề xuất chúng, bà cũng không nỗ lực tạo nên sự xuất chúng của nàng, mà tiếp cận trực tiếp vào các sắc thái tâm lý bệnh hoạn của công chúa. Đọc những đoạn công chúa Gia Phúc nằm ôm hình nhân nói chuyện hay cào cấu, tôi có cảm giác như đang đọc bệnh án tâm thần của các bệnh nhân nữ trong bệnh viện tâm thần của Freud.
Song hành cùng chứng nhiễu tâm của Gia Phúc là một triều đình nhiễu tâm, một dân tộc cuồng loạn. Trong triều đình, từ vua đến quan, ai cũng tất tả theo các của riêng mình mà chẳng hiểu tại sao. Dân chúng thì cuồng loạn hận thù trong mọi khoảnh khắc, sẵn sàng đập bỏ bất kể ngọc hay sành. Nhiễu tâm và cuồng loạn cứ thế tăng dần theo diễn tiến của truyện. Khi người ta bị cuốn theo bầu không khí này thì chẳng ai có thể tự chủ được tâm trí và hành vi của mình, tất cả chỉ phó mặc cho “con tạo xoay vần” (mượn lời Nguyễn Gia Thiều).
Điều tôi thấy tiếc nhất khi đọc “Công Chúa Đồng Xuân” đó là bà không đi tới tận cùng của những cơn điên loạn này. Có lẽ, đây là giới hạn của phong cách. Kỳ thực, những đoạn miêu tả biến thái tâm lý của Gia Phúc hay cái ác tâm của quân “nghĩa hiệp” được bà viết rất hay. Có lẽ, sự định vị Trần Thùy Mai như một nhà văn nghiêm cẩn, đoan trang trọng suốt cuộc đời văn chương của bà đã giới hạn bà đi đến tận cùng của bút pháp.
Tối qua, tôi đi dự một cuộc gặp mặt bà và nhiều nhà văn, nghệ sĩ, trí thức khác. Tôi ngồi im nghe mọi người bàn về lựa chọn Chiến hay Hoà trong tiểu thuyết của bà, tôi để dành những điều cần nói cho sự kiện ra mắt sách của bà vào 15h00 chiều nay 28/1/2023, tại Phố Sách Hà Nội, và hé lộ một chút trong post này. Tôi muốn nói rằng số phận của Gia Phúc không phải là nền cho lịch sử và các thông điệp “ôn cố tri tân”, mà là cành hoa kiêu kì đài các bị ố tạp và vùi dập rồi vứt chỏng chơ trên nền cảnh lịch sử đẫm máu phủ đầy những tấm áo của người chết đang cố được giặt sạch để khoác lên mình quân khởi nghĩa. Đó là một bức tranh hiện thực đau đớn và quằn quại, nơi chẳng có sự tốt đẹp nào còn có thể tồn tại.

Ảnh chụp đầu xuân Quý Mão cùng Nhà văn Trần Thùy Mai:

Không có mô tả ảnh.

Tiểu thuyết “Cầm thư quán”

Tiểu thuyết “Cầm thư quán” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2005 Số trang:  88 trang Xuất bản lần đầu năm 2008, NXB Phụ Nữ và Nhà sách Kiến Thức ấn hành; tái bản có chỉnh sửa năm 2018, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter ấn hành; hiện đã chuyển nhượng bản thảo cho NXB Phụ Nữ Việt Nam và hiện đang chờ xuất bản.   Tổng quan nội dung: “Cầm thư quán”  là một cuốn tiểu thuyết cổ trang có màu sắc tượng

Tiểu thuyết lịch sử cần vượt ra khỏi biên giới Việt Nam (Trả lời phỏng vấn báo Pháp luật Việt Nam)

Là  một người đã chuyên tâm nhiều năm viết tiểu thuyết dã sử, Thủy Nguyên đánh giá thế nào về tiểu thuyết lịch sử hiện tại? Có lẽ chưa bao giờ ở Việt Nam lại có cả một trào lưu viết tiểu thuyết lịch sử vừa phong phú, vừa đa dạng như hiện nay, bao gồm cả những người viết hàn lâm và người viết đại chúng. Và khi đi vào số nhiều, thì tiểu thuyết lịch sử không tránh được những trường hợp chất

Dự án tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” về những biến động chính trị và văn hóa thời Lê Mạt

Bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” Tác giả: Hà Thủy Nguyên Thời gian sáng tác: 2018 – nay Dự kiến:  3 tập Hiện đã hoàn thành: Tập 1 - Khúc Cung Oán & Tập 2 - Nổi gió  Link mua sách: Combo Thiên Địa Phong Trần (Tập 1&2) - Book Hunter Lyceum Tổng quan nội dung: Cuối thế kỷ 18, nước Việt ta đối mặt với một bối cảnh loạn lạc chưa từng có, đánh dấu sự suy tàn không chỉ của triều Lê

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả “Hồ Qúy Ly”, “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội gạo lên chùa”…

Lần đầu gặp nhà văn Xuân Khánh là lúc tôi mới học lớp 12. Tôi thường thấy ông đạp xe trên phố Bà Triệu. Lúc ấy, tôi hay lang thang đọc sách ở Thư viện Hà Nội. Một lần, vì quá thích cuốn tiểu thuyết "Hồ Qúy Ly", tôi đã đánh liều đạp xe đến gần ông để bắt chuyện, ông nói rất ít và rất cẩn trọng, chỉ khuyên một câu mấu chốt là: "Cháu muốn viết tiểu thuyết thì cần quan tâm đến

“Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên, Kinh điển hay ko xin bàn sau nhưng xin giới thiệu 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử đáng đọc

Khi đọc đến mấy lời phi lộ của tác giả, rằng cảm hứng để viết nên cuốn tiểu thuyết này là bởi đau lòng trước số phận của những quý tộc bất hạnh, xót xa vì những rực rỡ mất mát sau 1 cuộc tao loạn... tôi chợt nhớ tới câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Gia Thiều: “giấc Nam Kha khéo bất bình/bừng con mắt dậy thấy mình tay không” và đặc biệt là câu chuyện dã sử về cuộc hồi hương của vua