Home Dịch thuật Dịch thơ Hiệp khách hành – Lý Bạch

Hiệp khách hành – Lý Bạch

Khách Triệu dải mũ lay
Gươm Ngô sương tuyết rọi (*)
Bạch mã yên ánh bạc,
Lấp loáng tựa sao bay.
Mười bước thêm kẻ chết,
Vạn dặm làm chi đây. (**)
Việc xong bèn phất áo
Ẩn kín thân danh này.
Nhàn đến Tín Lăng chơi,
Buông kiếm nhập cuộc say.
Chu Hơi này chả nướng
Hầu Doanh chén rượu đây.
Ba chén cạn xá chi
Ngũ Nhạc nhẹ như mây.
Tai bập bùng hoa mắt,
Ý khí sắc tỏa dày.
Chùy vàng vung cứu Triệu,
Thành Hàm Đan lung lay.
Ngàn năm hai tráng sĩ,
Đại Lương danh vọng mãi.
Xương lưu hương hiệp khách
Chẳng thẹn với anh tài.
Dưới lầu cao chép sách
Thái Huyền bạc tóc ai. (***)

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Triệu khách mạn hồ anh,
Ngô câu sương tuyết minh.
Ngân an chiếu bạch mã,
Táp đạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân,
Thiên lý bất lưu hành.
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.
Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
Thoát kiếm tất tiền hoành.
Tương chích đạm Chu Hợi,
Trì thương khuyến Hầu Doanh.
Tam bôi thổ nhiên nặc,
Ngũ nhạc đảo vi khinh.
Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu,
Ý khí tố nghê sinh.
Cứu Triệu huy kim chuỳ,
Hàm Đan tiên chấn kinh.
Thiên thu nhị tráng sĩ,
Huyên hách Đại Lương thành.
Túng tử hiệp cốt hương,
Bất tàm thế thượng anh.
Thuỳ năng thư các hạ,
Bạch thủ Thái huyền kinh.

Chú thích:

(*) Loại đao cong tương truyền do vua Ngô Hạp Lưu chế ra. Về sau, đao nước Ngô là điển cố để chỉ đao sắc.
(**) Lấy tứ từ “Nam Hoa Kinh” : Thanh kiếm của tôi cứ mười bước lại giết chết một người, vì thế không để cho đi xa ngàn dặm”.
(***) Dương Hùng làm chức lang trung thời Hán Thành Đế, đến thời Vương Mãng được phong chức hiệu thư tại Thiên Lộc các. Ông mô phỏng Kinh Dịch, biên thành sách Thái Huyền. Về sau, ông gieo mình từ trên gác xuống, bị thương trầm trọng, suýt chết.

*Tranh minh họa: Y Xuy Ngũ Nguyệt

Hữu sở tư – Lý Hạ

Năm cũ bên đường hát biệt ly Hôm nay đất Thục người vẫn đi Tháng hai bên rèm hoa đùa gió Trước thềm ngàn dặm trúc lâm li Tiếng đàn như lòng thiếp Đứt nối hết đêm này Nhớ chàng ngựa trắng mang cung gỗ Nơi đâu mà chẳng gió xuân bay? Lòng chàng há nặng như đá tảng Thân thiếp nào mãi vẻ hồng hoa. Trời biếc sông xa ngang đêm tàn Sóng bạc đầu cuộn chẳng cầu sang. Gió Tây chưa thổi sầu

Thái liên khúc – Lý Bạch

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Kỳ 1: Mỹ nhân hái sen suối Nhược Da (*) Nói cười tiếng ngọc lẩn trong hoa Đáy nước long lanh tia nắng rọi Gió lùa tay áo phất hương xa Kỳ 2: Dăm ba gã trẻ nhà ai đó Ven bờ dạo bước liễu buông tơ (**) Ngựa tía dẫm hoa vang tiếng hí Đau thương trông cảnh luống ngẩn ngơ Bản Hán Việt Kỳ 1 Nhược Da khê bàng thái liên nữ, Tiếu cách hà hoa cộng

Bắc phong hành – Lý Bạch

Hôm qua mình dịch Yên ca hành bài Thu phong của Tào Phi, rồi chợt nhớ ra bài Bắc phong hành của Lý Bạch, cũng là thể tài chinh phụ. Bài này có mấy bản dịch, nhưng các bản dịch đều biến bài hành này thành nhịp điệu thơ thất ngôn, làm sai đi tính hiện thực khắc nghiệt của bài thơ. Vẻ đẹp của bài thơ không phải ở câu thơ chau chuốt bóng bẩy theo lối Đường thi phổ biến, mà là nỗi

Thần huyền khúc – Lý Hạ

Chiều xuống non tây, thẫm non đông Gió thốc ngựa phi vó mây tung Đàn thanh sáo trắng âm huyên náo Quần hoa sột soạt lớp phong trần Lao xao rừng quế hoa rơi rụng Lệ huyết linh miêu lạnh xác hồ Cù long uốn đuôi tường vách cũ Thần mưa nhẹ cưỡi lội đầm thu Cú già trăm tuổi thành tinh mộc Lửa xanh lét ổ vẳng cười vang.   Bản Hán Việt: Tây sơn nhật mộ đông sơn hôn Đoàn phong xuy mã,

Xuân nhật túy khởi ngôn chí – Lý Bạch

Xuân, người ta phải vui, vì mùa xuân kỳ thực rất buồn, bởi xuân là khoảng thời gian con người liên tục đối diện với hư vô và suy vong. Thu là đối diện với úa tàn, đông là sự đìu hinh cô quạnh, nhưng xuân là lúc những cái cũ đã thực sự kết thúc và cái mới đến trong một cảm thức mơ hồ về lụi tàn sắp sửa. Mở lại những trang thơ Lý Bạch mà tôi đã dịch cách đây mấy