Thơ Đường

Theo dõi

Bài viết gần đây

Thái liên khúc – Lý Bạch

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Kỳ 1: Mỹ nhân hái sen suối Nhược Da (*) Nói cười tiếng ngọc lẩn trong hoa Đáy nước long lanh tia nắng rọi Gió lùa tay áo phất hương xa Kỳ 2: Dăm ba gã trẻ nhà ai đó Ven bờ dạo bước liễu buông tơ (**) Ngựa tía dẫm hoa vang tiếng hí Đau thương trông cảnh luống ngẩn ngơ Bản Hán Việt Kỳ 1 Nhược Da khê bàng thái liên nữ, Tiếu cách hà hoa cộng

Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân – Lý Bạch

Bỏ ta người đi Ngày qua ngày ai người giữ lại Lòng ta rối bời Hôm nay sao ưu phiền tới vậy. Gió thu muộn dặm tiễn nhạn bay Đành ở lầu cao chuốc rượu say Cốt cách Kiến An văn Bồng Lai (*) Chàng Tạ cao nhã vẫn còn đây. (**) Lòng tràn thi hứng thơ bay bổng Muốn leo trời cao hái vầng trăng Rút đao chém nước nước vẫn chảy, Nâng chén tiêu sầu sầu thêm sầu, Sống giữa cõi đời không

Hữu sở tư – Lý Hạ

Năm cũ bên đường hát biệt ly Hôm nay đất Thục người vẫn đi Tháng hai bên rèm hoa đùa gió Trước thềm ngàn dặm trúc lâm li Tiếng đàn như lòng thiếp Đứt nối hết đêm này Nhớ chàng ngựa trắng mang cung gỗ Nơi đâu mà chẳng gió xuân bay? Lòng chàng há nặng như đá tảng Thân thiếp nào mãi vẻ hồng hoa. Trời biếc sông xa ngang đêm tàn Sóng bạc đầu cuộn chẳng cầu sang. Gió Tây chưa thổi sầu

Lậu thất minh – Lưu Vũ Tích

Núi nào bởi cao, tiên ở thành danh Nước nào tại sâu, rồng ngụ mà linh Gian nhà quê mùa, đức vang tiếng lành Biếc thềm vệt rêu phủ, rèm thưa cỏ chìm xanh Bậc túc nho cười nói, phường tục tử bặt thanh Khẽ gảy cây đàn mộc, tụng Kim cang Chẳng đàn sáo để bận tai, không án thư mà nhọc mình Nam Dương có lều cỏ, Tây Thục có nguyên đình (*) Khổng Tử hỏi: “Có chi mà quê mùa?” Hà Thủy

Bồ tát man – Lý Bạch

Rừng xa tịch mịch lụa mây vờn Núi trơ một dải rợn thê lương Lầu cao bóng chiều buông Trên lầu người buồn thương Thềm ngọc hoài trông ngóng Về tổ chim chiều liệng Về nhà đường nơi đâu Đình lại quán nối nhau. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Bình lâm mạc mạc yên như chức, Hàn san nhất đới thương tâm bích. Minh sắc nhập cao lâu, Hữu nhân lâu thượng sầu. Ngọc giai không trữ lập, Túc điểu quy phi cấp.

Lạc hoa – Lý Thương Ẩn

Lầu cao khách xa rồi Góc vườn hoa tả tơi Lưa thưa đường uốn khúc Tiễn bóng chiều xa xôi Thương tâm nào nỡ quét Trông cảnh lại ngóng người Nỗi lòng ngày xuân cạn Đẫm lệ áo này thôi Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Cao các khách cánh khứ, Tiểu viên hoa loạn phi. Sâm si liên khúc mạch, Điều đệ tống tà huy. Trường đoạn vị nhẫn tảo, Nhãn xuyên nhưng dục quy. Phương tâm hướng xuân tận, Sở đắc thị

Thanh Minh – Đỗ Mục

Thanh minh mưa phủ bụi giăng giăng Dặm vắng người đi muốn xót lòng Tửu quán chốn nao xin gặng hỏi? Hạnh Hoa làng ấy trẻ trỏ đường. Hà Thủy Nguyên dịch Bản Hán Việt: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

Khúc Giang – Đỗ Phủ

Kỳ 1 Một mảnh hoa bay xuân đã phai Gió bay vạn nẻo khách sầu ai Tàn hoa cứ ngắm cho lòng thỏa Say rượu chớ từ kẻo đau hoài Trên sông nhà nhỏ chim làm tổ Bên vườn mả cũ ngựa nằm dài Ngẫm đời phải lẽ nên hành lạc Cớ gì danh lợi vướng thân đây.   Kỳ 2 Mang áo xong chầu vội về ngay Đầu sông ngày ngày thỏa trân say Tiền rượu nợ nần ai mà chẳng Cõi đời thất

Tương tiến tửu – Lý Bạch

"Thương tiến tửu" là bài thơ nổi tiếng nhất của Lý Bạch, đại diện cho tinh thần say và tư tưởng nhân sinh của ông. Bài thơ này đã đi theo những năm tháng thanh xuân nông nổi nhất của đời tôi, và cứ thỉnh thoảng những câu thơ vẫn vọng trong tâm trí ngăn tôi khỏi những cuồng vọng. Năm 2018, tôi đã dịch bài thơ này, và hôm nay, một ngày xuân 2024, tôi ngồi chuốt lại câu từ và gieo vần, để

Xuân nhật túy khởi ngôn chí – Lý Bạch

Xuân, người ta phải vui, vì mùa xuân kỳ thực rất buồn, bởi xuân là khoảng thời gian con người liên tục đối diện với hư vô và suy vong. Thu là đối diện với úa tàn, đông là sự đìu hinh cô quạnh, nhưng xuân là lúc những cái cũ đã thực sự kết thúc và cái mới đến trong một cảm thức mơ hồ về lụi tàn sắp sửa. Mở lại những trang thơ Lý Bạch mà tôi đã dịch cách đây mấy