Home Dịch thuật Dịch thơ Bồ tát man – Lý Bạch

Bồ tát man – Lý Bạch

Rừng xa tịch mịch lụa mây vờn
Núi trơ một dải rợn thê lương
Lầu cao bóng chiều buông
Trên lầu người buồn thương
Thềm ngọc hoài trông ngóng
Về tổ chim chiều liệng
Về nhà đường nơi đâu
Đình lại quán nối nhau.

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Bình lâm mạc mạc yên như chức,
Hàn san nhất đới thương tâm bích.
Minh sắc nhập cao lâu,
Hữu nhân lâu thượng sầu.
Ngọc giai không trữ lập,
Túc điểu quy phi cấp.
Hà xứ thị quy trình,
Trường đình cánh đoản đình.

*Đôi điều về Bồ Tát Man: Bồ Tát Man không phải là một thể tài thơ liên quan đến Phật giáo mà là một thể thơ được hình thành từ một khúc điệu có xuất xứ Ba Tư مسلمان. Điệu Bồ Tát Man được trình diễn phổ biến trong các giáo phường thời Đường, với cấu trúc gói gọn trong 44 chữ: hai câu đầu thất ngôn, các câu sau ngũ ngôn. Tôi sẽ dịch dần các bài Bồ Tát Man thời Đường bên cạnh bài này của Lý Bạch để các bạn đọc làm quen với điệu thơ này.

Hoa hạ túy – Lý Thương Ẩn

Tầm phương bất giác tuý lưu hà, Ỷ thụ trầm miên nhật dĩ tà. Khách tán tửu tỉnh thâm dạ hậu, Cánh trì hồng chúc thưởng tàn hoa. *Bản dịch của mình: Say ánh chiều tà bãi cỏ thơm Tựa cây chìm bóng giấc hoàng hôn Nửa đêm sực tỉnh người đâu tá Đuốc rọi tàn hoa bước cô đơn.” --------- Đang viết Thiên địa phong trần Tập 2, chợt nổi hứng dịch bài thơ này!   Hà Thủy Nguyên dịch

Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân – Lý Bạch

Bỏ ta người đi Ngày qua ngày ai người giữ lại Lòng ta rối bời Hôm nay sao ưu phiền tới vậy. Gió thu muộn dặm tiễn nhạn bay Đành ở lầu cao chuốc rượu say Cốt cách Kiến An văn Bồng Lai (*) Chàng Tạ cao nhã vẫn còn đây. (**) Lòng tràn thi hứng thơ bay bổng Muốn leo trời cao hái vầng trăng Rút đao chém nước nước vẫn chảy, Nâng chén tiêu sầu sầu thêm sầu, Sống giữa cõi đời không

Bắc phong hành – Lý Bạch

Hôm qua mình dịch Yên ca hành bài Thu phong của Tào Phi, rồi chợt nhớ ra bài Bắc phong hành của Lý Bạch, cũng là thể tài chinh phụ. Bài này có mấy bản dịch, nhưng các bản dịch đều biến bài hành này thành nhịp điệu thơ thất ngôn, làm sai đi tính hiện thực khắc nghiệt của bài thơ. Vẻ đẹp của bài thơ không phải ở câu thơ chau chuốt bóng bẩy theo lối Đường thi phổ biến, mà là nỗi

Thần huyền khúc – Lý Hạ

Chiều xuống non tây, thẫm non đông Gió thốc ngựa phi vó mây tung Đàn thanh sáo trắng âm huyên náo Quần hoa sột soạt lớp phong trần Lao xao rừng quế hoa rơi rụng Lệ huyết linh miêu lạnh xác hồ Cù long uốn đuôi tường vách cũ Thần mưa nhẹ cưỡi lội đầm thu Cú già trăm tuổi thành tinh mộc Lửa xanh lét ổ vẳng cười vang.   Bản Hán Việt: Tây sơn nhật mộ đông sơn hôn Đoàn phong xuy mã,

Lậu thất minh – Lưu Vũ Tích

Núi nào bởi cao, tiên ở thành danh Nước nào tại sâu, rồng ngụ mà linh Gian nhà quê mùa, đức vang tiếng lành Biếc thềm vệt rêu phủ, rèm thưa cỏ chìm xanh Bậc túc nho cười nói, phường tục tử bặt thanh Khẽ gảy cây đàn mộc, tụng Kim cang Chẳng đàn sáo để bận tai, không án thư mà nhọc mình Nam Dương có lều cỏ, Tây Thục có nguyên đình (*) Khổng Tử hỏi: “Có chi mà quê mùa?” Hà Thủy