Home Dịch thuật Dịch thơ Thăng Long – Nguyễn Du

Thăng Long – Nguyễn Du

Kỳ 1:

Sông Lô núi Tản năm tháng qua,
Thấy lại Thăng Long ta đã già.
Ngàn năm điện cũ thành đường lớn,
Một dãy tường nay tiếm cung xưa.
Mỹ nhân thuở ấy ôm con nhỏ,
Chàng trẻ năm nào hóa lão gia.
Trằn trọc đêm trường lòng cay đắng
Một mảnh trăng thanh vọng sáo xa.

Kỳ 2:

Đây thành mới đắp vẫn trăng xưa
Thăng Long thuở ấy chốn đế đô
Dọc ngang đường xá mờ dấu cũ
Cũ mới sáo đàn lẫn điệu ca.
Ngàn năm phú quý mồi tranh đoạt
Bè bạn thiếu thời mất còn ư.
Thế sự nổi chìm đành than thở
Phau phau đầu bạc chỉ mình ta.

Hà Thủy Nguyên dịch

Bản Hán Việt:

Kỳ 1

Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng,
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Ðồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thuỵ,
Ðoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

Kỳ 2:

Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành,
Do thị Thăng Long cựu đế kinh.
Cù hạng tứ khai mê cựu tích,
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh.
Thiên niên phú quý cung tranh đoạt,
Tảo tuế thân bằng bán tử sinh.
Thế sự phù trầm hưu thán tức,
Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh.

 

Đối thoại với Lý Công Uẩn về kiến tạo

Phạm Thiên Thư có câu thơ: “Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng ngủ quên” Phạm Duy phổ thành bài hát “Đưa em tìm động hoa vàng”. Đó là giấc mơ lớn nhất đời ta. Ta mơ có một đời sống thanh nhàn, sáng dậy nằm dài ngắm hoa, có rượu ngon vị thanh thoát, có thức ăn mang hương vị tuyệt đỉnh, có những giấc ngủ dài không mộng mị. Nhưng “nhiều khi giấc mơ chỉ là mơ ước”,

Chiến hay Hòa – lựa chọn khó khăn trong lịch sử Việt Nam

Với vị trí của một quốc gia ven biển, thường xuyên đối mặt với rủi ro xâm chiếm từ các triều đại phương Bắc, luôn canh chừng sự xâm nhập của các nước lân bang ở phía Tây và Nam… hết thế hệ này đến thế hệ khác, các chính quyền dẫu khác biệt về thể chế, nhưng luôn đối mặt với lựa chọn Chiến hay Hòa. Và các lựa chọn này dường như không có công thức chung rõ rệt, mà bị chi phối

Nhật ký Viết Muôn Vẻ Cuộc Sống #3: Viết là mơ về những giấc mơ

Trong đời sống hiện hữu với những sức ép sinh tồn và tương tác xã hội, mỗi người đều có cảm giác rằng chúng là thế giới thực, nơi các giác quan có thể chạm tới và gây cho chúng ta những cảm nhận rõ rệt. Nhưng khi ta nhắm mắt vào, mất đi ý thức hoàn toàn, chìm vào giấc ngủ, giấc mơ xuất hiện. Giấc mơ có vô vàn hình thái, được cấu tạo từ một mớ hỗn độn của những gì ta

Ma mơ mơ ma

Ma mơ mơ ma… Mơ cõi vong tình nơi giếng cổ Mơ mùa trăng lọt đáy khe xanh Mơ cốt tang thương ngoài biên tái Mơ hẹn ngày về kiếp luân sinh   Mơ ma ma mơ… Ma phong chướng khí vương niềm tục Ma tâm lả tả rụng bên ngàn Ma mị phất phơ men hồ điệp Ma giới tan tành trong nỗi đau   Ôm lòng ma… Đoái trông tiền kiếp Cắt nghĩa cơn mơ ta tự mơ ta Hướng về mai hậu

Nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên: “Tiểu thuyết dã sử góp phần hiểu thêm về lịch sử Việt Nam”

(PLVN) - “Giờ đây, viết tiểu thuyết dã sử thực sự như một thứ mốt thời thượng rồi. Mốt này có lẽ ảnh hưởng từ xu hướng tiểu thuyết mạng của nước bạn và kết hợp với tinh thần dân tộc hiện nay đang được đẩy mạnh trên truyền thông. Họ đều ý thức được rằng họ đang góp một phần để kích thích giới trẻ hiểu thêm về lịch sử Việt Nam” - Đó là nhìn nhận của nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên trong