Home Sáng tác mới Lưu manh hóa?

Lưu manh hóa?

Một đất nước nhiều thế kỷ yếm thế, chiến loạn liên miên… một vùng đất đúng như Nam Cao nói: “quần ngư tranh thực”… tại đây dường như không cho phép những điều tốt đẹp. Mọi lý tưởng cao cả, mọi triết lý sâu sắc, mọi con người xuất chúng … khi rơi vào Việt Nam đều có xu hướng “lưu manh hóa”. Thật là một hố sâu đáng sợ!

Mưu mẹo thay thế cho trí tuệ, quyền hành thay thế cho kiến tạo, lòng tham thay thế cho cạnh tranh lành mạnh, sự cào bằng thay thế bình đẳng… “Lưu manh hóa” bởi vì giá trị chân chính bị đánh đồng với những tiêu chuẩn hạ cấp. Sống giữa một nơi như vậy, cũng hoang mang lắm chứ! Nhiều người đã khuyên tôi “Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”. Ừ thì cứ cho là vậy!

Người ta mong muốn một thay đổi tầm vĩ mô, rằng một mô hình mới sẽ được thay thế cho mô hình cũ. Nhưng mô hình mới hay cũ thì có ăn thua gì, nó vẫn sẽ tiếp tục bị lưu manh hóa. Khi những con người tốt đẹp với suy nghĩ trong sáng vẫn bị coi là trẻ con, là ngu xuẩn, là dại dột… thì chẳng bao giờ có sự thay đổi thật sự, chẳng bao giờ có cách mạng thật sự. Những người đó, nhẹ thì bị bỏ rơi, nặng thì bị tiêu diệt. Họ không có người bảo vệ. Và mọi cuộc đấu tranh có ý nghĩa gì khi ta không thể trở thành một con người tốt đẹp hơn.

Sự “lưu manh hóa” nó giống như vực xoáy, kẻ yếu đuối sẽ bị cuốn theo nó và lọt thỏm xuống hư vô. Những người chống lại điều đó, hướng tới sự tốt đẹp sẽ trở nên mạnh mẽ. Người tốt thường chịu thiệt. Đó là cái nhìn của những kẻ yếu đuối. Nhưng những người có thể sống tốt đẹp là bởi họ hiều rằng có một cái gì đó mênh mông hơn vực xoáy kia. Đó là biển cả. Và chỉ khi thoát khỏi vực xoáy, họ mới có thể bình an chiêm ngưỡng ánh hoàng hôn rực rỡ của buổi chiều tà.

Trích từ wordpress Hà Thủy Nguyên ngày 11 tháng 10 năm 2013

Tôi và đám đông

Sáng sớm, một chút âm nhạc và một chút café. Thế là đủ để tôi chìm vào một đám đông nho nhỏ. Trong thế giới ngồn ngộn ý nghĩ này, tôi gần như bất lực trước đám đông. Đôi khi tôi chỉ muốn một mình trong tĩnh lặng, một mình tôi đối thoại với tôi. Và chỉ cần như thế là quá đủ để tôi tự đắc rằng mình đã vượt thoát khỏi sự ồn ào của thế giới. Nhưng tôi chợt nhận ra, bi

Từ bỏ…

Những người  mới trải qua cảm giác của sự tĩnh lặng, của cân bằng thường tưởng rằng đóng kín mình là cách để giữ sự thanh khiết. Họ trốn khỏi đám đông, trốn khỏi đời sống con người, tự ru ngủ mình bằng cái lý luận: “Chỉ bằng việc hiểu bản thân, tôi mới là người thông thái”. Vâng, điều đó không sai. Nhưng không có bất cứ va chạm gì, làm sao có thể hiểu được những ngóc ngách ngoằn ngoèo của cõi vô

Độc thoại sau mưa

Khi cơn mưa đã dứt và những dòng suy tư triền miên cũng cạn nguồn, tôi bỗng giật mình nghĩ: Tại sao mình lại yêu thích trời mưa đến vậy. Mỗi lần nghe tiếng mưa rơi, một cái gì đó trong tội lại cựa quậy, thổn thức, khát khao và nó nhanh chóng chiếm lĩnh tôi. Nó không đơn thuần chỉ là ham muốn và đam mê, nó mang dáng điệu của một nỗi buồn xa vắng. Đã nhiều lần tôi tìm xem mình đang

Tôi – Mưa – Cải Cách và Cứu rỗi

Mưa... mưa không dứt... những ánh nắng vội vã trở nên đáng sợ. Nắng lờ nhờ một thứ giả tạo. Mọi sự vội vã đều giả tạo. Giả tạo yêu vì không thể yêu, giả tạo cô đơn vì không thể sống cô độc, giả tạo sự tự tin vì đầy những mặc cảm và muốn trốn chạy khỏi chúng bằng đủ loại khoe mẽ với cuộc đời... Con người là vậy! Vội vã sống, vội vã thở, vội vã ăn, vội vã làm việc

Sự mông muội vĩ đại

Qúa nhiều những lời khuyên bảo tôi nên tìm về với tôn giáo để tìm sự bình yên. Nực cười! Thực ra chưa bao giờ tôi thèm muốn sự bình yên. Cái tôi đói khát là sự điên rồ lớn lao mà chẳng bao giờ có được. Mọi thứ cứ nhàn nhạt trôi qua. Những thứ mọi người coi là đau khổ, trong đầu tôi chỉ hiện lên cách đưa tình huống ấy vào tiểu thuyết thế nào. Những thứ mọi người hưng phấn, tôi