Home Sáng tác mới Nhớ rừng…

Nhớ rừng…

Hôm nay là một ngày làm việc điên rồ từ lúc mới mở mắt và đôi khi cảm giác không muốn nhắm mắt vì các dòng suy nghĩ như nước chảy, một khi đã trôi qua rồi sẽ không thể quay trở lại. À không, chính xác thì khi dừng tay, tôi cứ bị ám ảnh bởi các chấn song…

Càng ngày càng thấy mình hèn đi, đeo trên mình cái mặt nạ với nụ cười thường trực, nhưng bên trong là tiếng gầm gừ tức giận của con hổ bị giữ trong chuồng, phải “chịu ngang bầy với bọn gấu dở hơi/ với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Một khi đã ở trong chuồng, giá như có thể biệt giam, để không phải nhìn ra xung quanh và chịu đựng những thứ điên loạn diễn ra trước mắt.

Một đám người tự cao tự đại, tự cho mình có khả năng chuyển núi dời sông, biến chì thành vàng và chỉ vẩy tay một cái sẽ đảo lộn cả thế cuộc

Một đám người tự cho mình là những anh hùng cứu độ, những kẻ đấu tranh vì lẽ họ cho là phải, rồi khoe khoang cuộc chiến của mình mong muốn nhận được lời tán thưởng từ quần chúng ngây thơ. Tự nhiên mình nhớ đến phim Watchmen với câu nói nổi tiếng “Who watch the watchmen?”

Một đám người cầm quyển sách lên và chọn chỗ nào đông người nhất để khoe cái bìa chằng chịt tựa đề và tác giả nổi tiếng

Một đám người hãnh tiến ngoại lai, cúi rạp mình trước tiền tài, vũ khí và quyền lực. Bất cứ là cúi rạp trước phe nào thì cũng là cúi rạp. Đây là những kẻ dễ đẩy thế giới này đến chỗ diệt vong.

Một đám ảo tưởng lảm nhảm tự độc thoại với mình trong cơn vô thức, và thế là thành tác phẩm. Cũng tiếng tăm! Cũng vĩ đại! Cũng được tôn thờ!

Tất cả những thứ ấy vẫn chỉ là

“Dòng nước đen giả suối chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém

Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả thâm u”

Tôi chỉ muốn gào lên, gào thật to! Gào đến mức tất cả những thứ tầm thường này, tất cả những chấn song này đều biến mất. Và không ít lần trong cơn mơ điên rồ tôi thấy mình lao vào xé xác, say men máu, nhìn đám người này trơ ra hộp sọ trắng hếu.

Nhưng thời gian thì quá ngắn, những kẻ đáng chết lại quá nhiều… Nên thôi, tôi nhường việc đó cho Tồn Tại, cho Tự Nhiên, cho Thượng Đế… Còn tôi… vẫn ngày này qua ngày khác, chỉ biết “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”

Hà Thủy Nguyên

(25/8/2014)

Hôm qua – hôm nay

Hôm qua… những tia lửa vò xé như không gian. Luồng khí xám xâm lấn dần bầu trời tưởng như vô cùng vô tận. Ngẩng đầu dậy, ta chỉ thấy một màu đen kịt… Mây đen… Gió cũng đen… Và những khuôn mặt người cũng nhuốm màu u ám… Hôm qua… mưa ồn ào kéo đến từ đường chân trời quất vào ta những đòn roi lạnh lẽo… Nhưng lạ thay, dưới cơn mưa bão, trận chiến của những kẻ điên cuồng đột nhiên gián

Độc thoại sau mưa

Khi cơn mưa đã dứt và những dòng suy tư triền miên cũng cạn nguồn, tôi bỗng giật mình nghĩ: Tại sao mình lại yêu thích trời mưa đến vậy. Mỗi lần nghe tiếng mưa rơi, một cái gì đó trong tội lại cựa quậy, thổn thức, khát khao và nó nhanh chóng chiếm lĩnh tôi. Nó không đơn thuần chỉ là ham muốn và đam mê, nó mang dáng điệu của một nỗi buồn xa vắng. Đã nhiều lần tôi tìm xem mình đang

Tôi và đám đông

Sáng sớm, một chút âm nhạc và một chút café. Thế là đủ để tôi chìm vào một đám đông nho nhỏ. Trong thế giới ngồn ngộn ý nghĩ này, tôi gần như bất lực trước đám đông. Đôi khi tôi chỉ muốn một mình trong tĩnh lặng, một mình tôi đối thoại với tôi. Và chỉ cần như thế là quá đủ để tôi tự đắc rằng mình đã vượt thoát khỏi sự ồn ào của thế giới. Nhưng tôi chợt nhận ra, bi

Tôi – Mưa – Cải Cách và Cứu rỗi

Mưa... mưa không dứt... những ánh nắng vội vã trở nên đáng sợ. Nắng lờ nhờ một thứ giả tạo. Mọi sự vội vã đều giả tạo. Giả tạo yêu vì không thể yêu, giả tạo cô đơn vì không thể sống cô độc, giả tạo sự tự tin vì đầy những mặc cảm và muốn trốn chạy khỏi chúng bằng đủ loại khoe mẽ với cuộc đời... Con người là vậy! Vội vã sống, vội vã thở, vội vã ăn, vội vã làm việc

Lưu manh hóa?

Một đất nước nhiều thế kỷ yếm thế, chiến loạn liên miên… một vùng đất đúng như Nam Cao nói: “quần ngư tranh thực”… tại đây dường như không cho phép những điều tốt đẹp. Mọi lý tưởng cao cả, mọi triết lý sâu sắc, mọi con người xuất chúng … khi rơi vào Việt Nam đều có xu hướng “lưu manh hóa”. Thật là một hố sâu đáng sợ! Mưu mẹo thay thế cho trí tuệ, quyền hành thay thế cho kiến tạo, lòng