Home Portfolio Item Tập thơ cổ phong “Mùa dã cổ”

Tập thơ cổ phong “Mùa dã cổ”

Không khí cổ phong của những mảnh vụn xa xưa của thứ ký ức về thời hoàng kim, nơi cái đẹp và sự tự do còn ngự trị trong toàn bộ thực tại…

Hội thảo giới thiệu tập thơ “Mùa dã cổ” của Hà Thủy Nguyên, có sự tham gia của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, tiến sĩ Nguyễn Quang A…

Tập thơ gồm 4 phần PHIÊU – MỎI – TRU – SAY kể về hành trình đi từ những chiêm nghiệm về định mệnh đến cuộc phiêu lưu vào ký ức hoàng kim thời dã cổ. 

  • Số trang: 139 trang khổ 13X20,5cm
  • NXB Hội Nhà Văn, 2016
  • Phát hành: Book Hunter

Trích Phi lộ

Người ta nói, thế giới hiện đại đánh dấu sự suy tàn của thơ ca. Tôi nói, thế giới hiện đại là bãi rác của lịch sử nhân loại. Tất cả những gì thanh cao nhất đã ngủ lại trong quá khứ cổ xưa, những gì phô bày ngày nay, kể cả sự thanh cao cũng chỉ là ngành công nghiệp tái chế rác. Rác được tái chế hay không thì vẫn cứ là rác.

Thơ ca không mất đi. Thơ ca chỉ ngủ ở nơi mà nó thuộc về. Giống như nhiều kẻ tự mạo nhận mình là đấng cứu thế, là cứu tinh của nhân loại trong thời suy tàn và điên đảo, cũng có không ít kẻ tự coi mình như những kẻ đột phá, đập vỡ tất cả sự cao quý của tính thơ. Liệu có thể gọi đó là thơ, có thể gọi đó là sự cứu thế, hay là sự tự mãn của rác rưởi lên ngôi?

Kệ thôi! Thơ ca cứ cao cao tại thượng mà say ngủ! Chỉ những ai dám vút bay lên tuyệt đối mới bắt gặp thơ ca ở đó. Thứ cảm hứng thiêng liêng ấy vốn dĩ ở một nơi phi thực và siêu tưởng. Mọi nỗ lực trần tục hóa thơ ca đều là giả dối và độc ác. Sự trần tục ấy nhằm mục đích để phục vụ đám đông, còn đám đông thì chỉ quen với một thứ rác tái chế.

Nói về "Mùa dã cổ"

“Sống ở thế giới hiện đại nhưng tác giả lại viết về các hồi ức mơ hồ của thuở xa xưa đan cài trong một cái nhìn tách biệt từ một thực tại khác để lý giải thực tại này.”

 

Để chân ngã mang hình hài hồ ly tinh, Hà Thủy Nguyên biểu hiện một thứ tính nữ tự do, phiêu lãng, vừa đắm đuối với cuộc đời, lại vừa u uẩn buồn, vừa trí tuệ lại vừa trùng trùng tâm sự. Tính nữ này khác biệt rất nhiều so với các nhà thơ nữ khác của Việt Nam hoặc là giới hạn trong tình yêu, tình mẹ con, hoặc là sa đà vào dục tính. Bởi vậy, thơ Hà Thủy Nguyên xa lạ với đa số người, giống như hồ ly tinh vẫn là loài yêu quái mà con người vừa thích thú vừa e sợ vậy.

Dự án Dịch thuật thơ Omar Khayyam

Omar Khayyam được biết đến nhiều nhất qua những bài thơ Rubaiyat (tương đương với thể tứ tuyệt Đường luật) với những suy ngẫm triết lý về sự ngắn ngủi và phù du của cuộc sống. Triết lý của Khayyam tập trung vào sự vô thường của thời gian và cuộc đời, khuyến khích con người tận hưởng từng khoảnh khắc hiện tại. Ông thường sử dụng hình ảnh thiên nhiên, rượu và những bữa tiệc để diễn đạt quan điểm rằng cuộc sống là

Ngẫm Cung oán

Thiên lý độc hành - Đêm mây buông Mưa khua cho rộn những đoạn trường Đọng màu quá khứ trong quầng mắt Khuya khoắt hồn về giữa buồn thương Cung xưa hờn tủi chưa nhạt dấu Máu đã vương đầy cõi mai sau Dây đàn đã đứt, tìm đà nát Tay rã rời nâng tóc bạc màu Thơ thẩn thói đời ai mà xót Thanh vân dặm vắng ngoảnh mênh mông Trăm năm hồn cũ vừa bất chợt Hứng nẩy vừa than một tiếng lòng

“Bhagavad Gita” & Thiền Tông Lý – Trần: Gặp gỡ trên con đường nhập thế

Hindu giáo và Phật giáo đều khởi sinh từ vùng đất Ấn Độ huyền bí với những lễ nghi và pháp tu khác nhau, dẫn đến những triết lý khác nhau. Hindu giáo lan tỏa khắp Ấn Độ và các quốc gia phía Nam của Đông Nam Á truyền bá một đời sống hướng tới sự cao quý linh thiêng, còn Phật giáo theo bước chân hành khất của các nhà sư ghi dấu khắp Đông Nam Á và Đông Á để nhắc nhở con

Cảm phúng kỳ 3 – Lý Hạ

Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Núi Nam đìu hiu thế Mưa quỷ tưới cỏ suông Thu kinh kỳ khuya khoắt Gió qua bao kẻ già. Con đường chiều chạng vạng Cây sồi gió xoay xoay Trăng ngụ cây đứng bóng Ánh bạc trùm cô sơn Đuốc đêm đón kẻ mới, Đóm lập lòe cõi ma. Bản Hán Việt Nam sơn hà kỳ bi, Quỷ vũ sái không thảo. Trường An dạ bán thu, Phong tiền kỷ nhân lão. Đê mê hoàng hôn kính, Niểu

Khi đời sống ngôn ngữ thiếu tính cảm xúc và ngôn từ gợi tả

“Tôi yêu tiếng nước tôi…từ khi mới ra đời…à ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời…”(Trích “Tình ca” của Phạm Duy) Mơ màng trong tiếng ru với giai điệu êm ái, một đứa trẻ lớn lên trong không gian ấy luôn có điểm chạm ngôn ngữ sâu sắc trong tâm trí. Dễ chịu trong vòng tay yêu thương của mẹ, lim dim để mặc những cảm xúc ấm áp dưới biểu hiện của ca từ ngấm vào tâm hồn non nớt, từ đó, lớp