Home Sáng tác mới Bàn về đạo dùng cứt

Bàn về đạo dùng cứt

Ta nghe nói có một đàn bọ bay khỏi bãi cứt hàng ngàn năm của chúng dưới đáy sa mạc Châu Phi, tấn công thế giới loài người. Nhưng ta nói thật, đàn bọ ấy chưa biết gì về bản chất của CỨT.

Cứt không phải chỉ là cứt, mà còn có thứ nhiều chất cứt hơn cả cứt. Đám bọ kia làm sao hiểu nổi thứ CỨT kì diệu do con người và thần thánh tạo ra. Này ta dậy cho đám bọ các ngươi biết thế nào là CỨT thật sự.

1. Thế giới cần phải có một sự trật tự nào đó, con người cần được bảo vệ để không bị giết hại và đầu độc bởi sự điên rồ… Chúng ta cần hướng tới “tự do, bình đẳng, bác ái”… nghe như cứt! Một loại CỨT được tô vẽ mỹ miều gọi là chính trị.

2. Văn học – Nghệ thuật bây giờ đầy trào lưu và chồng chéo lên nhau, nó mô phỏng cái nọ cái kia… phải theo trào lưu ABC gì đó mới có tính bác học, mới có tính thời thượng… Tốt nhất là nên đi phân loại cái đống cứt xem thức ăn một khi bị tiêu hóa thì nó trở thành cái gì. Thức ăn nào còn nguyên đặc tính của nó thì có thể thấy rằng cứt đó không phải cứt tốt. Một loại cứt rất thời trang được gọi là thẩm mỹ.

3. Nào thì kiến thức với chả tri thức… Một mớ chồng chéo cái lũ khoe chữ. Đọc vài ba lý thuyết, chém được vài câu thu hút sự chú ý người khác… thế là nghĩ rằng mình là người có tri thức, có sứ mệnh cứu thế giới. Thế giới cần dek ai cứu. Chúng ta chẳng cứu nó, chúng ta chỉ duy trì sự ngắc ngoải của chính chúng ta trên Trái Đất này. Kiến thức – Tri thức chẳng qua cũng chỉ là một đống cứt lớn mà những con ruồi vo ve xung quanh kiếm ăn từ nó. Giấy tờ để ghi chép kiến thức, ghi chép thông tin… tại sao không nghĩ một cách khác, rằng ko có giấy, loài người chẳng phải chặt cây nhiều thế; để có điện phục vụ máy tính và Internet, loài người chẳng phải tàn phá thiên nhiên nhiều thế. Nên nói chung, dù nó có được tô vẽ bằng cái gì thì đống cứt vẫn chỉ là đống cứt mà thôi.

4. Ngay cả những điều ta viết, ta nói cũng… như cứt. Đó là một quá trình tiêu hóa. Ta gặp ai đó, ta đọc cái gì đó, ta thấy việc nào đó… tất cả là mớ hỗn độn ta nuốt vào bên trong… đến một lúc nào đó nó cần phọt ra… và ta phải đi ỉa. Ai cũng vậy, tác giả nào cũng thế… chúng ta ném cứt vào mặt nhau và ném cứt vào mặt người đọc.

Linh hồn bị lụi tàn và khô héo trong cái đống cứt ấy. Hoặc mình cũng biến thành cứt (cho dễ sống), hoặc phải đi tìm báu vật linh thiêng đã bỏ quên. Cần thiết một cái chết thật sự, tức là không có cả đời sống sau khi chết… Không, nói chính xác là một sự biến mất hoàn toàn. Chỉ cần có một sự nhận thức thôi, toàn bộ đống cứt ấy sẽ không buông tha ta.

Ở một góc nhìn khác… Cứt không đến nỗi tệ như thế! Kẻ dùng cứt sai chỗ, rúc vào đống cứt, rồi đắp đống cứt ấy lên người, đi khoe khoang khắp chốn, mới là kẻ tệ hại. Chúng còn tệ hại gấp ngàn vạn lần hơn những kẻ tạo cứt. Chúng chính là một phần của đàn bọ. Chúng sẽ hủy diệt loài người. Ẩn sau lớp mặt nạ người, bạn có nhìn thấu được những con bọ ấy ở kẻ khác? Hay bạn cũng chỉ là một con bọ rúc đầu trong đống cứt?

Cứt là vật thể chết. Hãy dùng cứt đúng với chức năng của nó. Đó là biến nó thành phân bón để cho vạn vật trở nên sinh sôi nảy nở, cho những gì tươi đẹp nhất được biểu hiện. Cứt không phải thứ để chúng ta rúc đầu vào như đám bọ xuẩn ngốc kia.

Cứt khi được dùng làm phân bón thì cứt trở nên hữu dụng. Cứt một khi trở thành chỗ ẩn nấp cho loài bọ thì cứt chính là mối họa. Mối họa này sẽ triệt tiêu mọi phẩm chất linh hồn của những ai mắc kẹt trong đó. Bạn là người biết sử dụng cứt vào đúng chỗ hay đắp cứt lên người để khoe khoang?

Ở đời, ai cũng có thể tạo ra cứt. Nhưng biết dùng cứt vào đúng chỗ, đúng việc thật chẳng mấy người!

Với đống cứt ta vừa vứt ra đây… ai sẽ là người đắp cứt lên mặt mình, ai sẽ là người dùng đống cứt này để làm việc hữu ích…

Hahahaha… Nghĩ về cứt, quả thực không khỏi cười lớn…

 

Hà Thủy Nguyên

Nhàm chán mang tính thời đại

Tôi đã mệt Những vần thơ nhàm chán Thế gian buồn bỏ tôi lại cõi không Trời đã hết những tia vàng héo hắt Nhân loại cười có thấy mỏi miệng chăng?   Lời vụn quá Thời đại vụn Bụi mịt mù, thành phố vỡ tả tơi Mưa ướt sũng đôi chân người lạnh lẽo Nóc nhà cao Rách nát dải sương mờ   Những vần thơ câu chữ gãy làm đôi Thần bạc nhược vuốt ve cơn yếu đuối Có một bầy nhà thơ

Long Điểu truyện – Chương 5: Điểu Kinh

Tin đồn nữ thần Thanh Nguyệt bị Dã Quốc sát hại bay đến Điểu Kinh theo những cánh quạ của Ô Thị. Ngay khi Ô Thị nhận được tin báo rằng Dã Quốc bắt được nữ thần Thanh Nguyệt thì tin tức đã gửi tới cho Điểu vương. Điểu vương là kẻ đa nghi, nên trước tin ấy vẫn giữ vẻ bình lặng. Thậm chí, còn lập tức cho triệu hồi Điểu Thiên Hoàng về cung để mưu tính. Điểu Thiên Hoàng đành để lại

Nhớ#8: Ốm

Sau một trận ốm dài, tôi thấm thía sâu sắc cảm giác rằng có những chuyện nằm ngoài khả năng tác động của mình cho dù năng lực của bản thân có thừa để thực hiện. Đó là bực bội, là bất lực, là chán nản, là tuyệt vọng. Như thể đóa hoa đến kỳ đẹp nhất để khoe sắc lại gặp phải một cơn bão táp mưa sa. Khi bừng mắt tỉnh dậy, thế cục đã chả thể cứu vãn được. Tôi mất đi

Trà đêm

Quần anh đêm nay còn ai đâyAi đưa trà đượm vị thơ nàyRót chén hương phai màu gió thổiMênh mang một chút bỗng say vầy Gió về nhỏ giọt điệu buồn layĐường thi vơ vẩn quẩn gót giàyAi ơi ngân khúc hồn ma vọngChớ để ngưng đàn giữa ngàn mây Vi vút sao trời rụng khắp Vất vưởng bóng hoang thầnNgạo nghễ mây cuồn cuộnCô độc nâng chén buồn Men đêm lên khói loangSầu ngàn năm vẫn thếThế gian đã mấy nhịp đổi dờiHồn ta

Nhảm(2): Thơ

Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc,