Home Dịch thuật Dẫn nhập Kabbalah (5): Những người theo chủ nghĩa sùng đạo (pietism) tại Đức thời Trung cổ

Dẫn nhập Kabbalah (5): Những người theo chủ nghĩa sùng đạo (pietism) tại Đức thời Trung cổ

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự hình thành các quan niệm về Kabbalah từ những giáo sĩ Do Thái theo chủ nghĩa sùng đạo tại Đức. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com)

Vào thời Thịnh Trung Cổ (tức 1000 – 1300), một thời gian ngắn trước sự trỗi dậy của kabbalah, ta có thể thấy ví dụ khác về trường phái thần bí và bí truyền Do Thái rộng khắp, tập trung chủ yếu ở Rhineland, được biết đến như Hasidey Ashkenaz, những người theo chủ nghĩa sùng đạo tại Đức. Hầu hết các cây viết của trường phái này, và nhiều thủ lãnh, tác giả, những nhà luật halakha (ND: các giới luật của Do Thái), và các nhà thơ Do Thái Đức ở thế kỷ mười hai và mười ba, đều thuộc nòi giống của gia tộc Kanoymus (ND: Một gia tộc Do Thái tại Ý, giữ vai trò lãnh đạo tri thức của người Do Thái). Trong số 18 nhân vật trung tâm phải kể đến Rabbi Judah ben Samuel Ngoan Đạo (mất năm 1217), và người họ hàng đồng thời là môn đồ của ông, Rabbi Eleazar ben Judah xứ Worms (mất khoảng năm 1230). Thế giới quan của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những làn sóng thập tự chinh tàn sát người Do Thái tại Pháp, Đức và Anh trên đường tiến đánh những người Islam ở Đất Thánh. Họ phát triển một hệ thống luân lý tôn giáo độc đáo, hướng tới chuẩn bị cho người dân trải nghiệm tử đạo (kiddusch ha-shem).

Chúng tôi có khoảng hai mươi cuốn, nhiều cuốn trong số đó vẫn còn ở dạng bản thảo, trong đó những người theo chủ nghĩa sùng đạo trình bày một thế giới quan bí truyền hết sức bi quan về bản chất của thế giới được tạo ra. Họ nhìn thế giới chủ yếu như một chuỗi thử thách do Chúa đưa ra nhằm chuẩn bị cho một số ít người công chính, can đảm đạt được hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới tiếp theo. Một trong những ý tưởng quan trọng nhất mà họ trình bày và giải thích là thế giới thần thánh bao gồm nhiều tầng, mỗi tầng đều bắt nguồn từ tầng cao hơn. Nhiệm vụ đưa ra những điều mặc khải cho các nhà tiên tri và nhận được những lời cầu nguyện của con người được giao cho các quyền năng thiêng liêng thứ cấp, vốn khởi sinh từ Đức Chúa Trời vĩnh cửu, hoàn hảo và bất biến. Chúng tôi có những mô tả riêng biệt, tách rời về một hệ thống quyền năng thiêng liêng được biểu thị (xét về số lượng thường là ba) từ những người theo chủ nghĩa sùng đạo và các nhóm bí truyền khác. Rabbi Judah Ngoan Đạo phát triển một quan niệm độc đáo về những người khấn nguyện Do Thái với tính cách thần bí, vốn được xem là văn bản ghi chép những lời khấn nguyện truyền thống bởi phản ánh sự hài hòa của những con số cốt yếu và huyền bí kết hợp lại thành những ngôn từ và ký tự của kinh văn thiêng và mọi hiện tượng của tồn tại. 

Các ghi chép về những nhóm bí truyền này được biểu thị, trong nhiều trường hợp, như những bình luận các câu thánh thi, đóng vai trò như nguồn khả tín cho những suy đoán chứa đựng trong đó.

Chúng ta không biết bất cứ khía cạnh thực tiễn và có hiệu lực nào của những suy đoán bí truyền này. Họ đã sử dụng tối đa những văn bản Hekhalot (ND: Các văn bản Do Thái hướng tới sự thăng thiên) và Merkavah (ND: Hệ thống bí truyền tập trung vào các khải tượng, dựa trên tích người đánh xe lên thiên giới), nhưng chúng ta không biết được bất cứ nỗ lực nào theo đuổi thị kiến, đạo tu được viết lại bởi hậu duyệ của người đánh xe. Họ không kết hợp hình ảnh Shiur Komah (ND: Một dạng nhân tướng học dựa trên những con số) như một trong số những quyền năng thiêng được biểu thị.

Các nhóm bí truyền kabbalah ban sơ tương tự với nhóm gia tộc bí truyền Kalonymus và các nhóm bí truyền khác ở Đức thời trung cổ. Những biểu hiện sớm nhất của kabbalah trước tiên là một tác phẩm ẩn danh, Sách Bahir, được viết ở Provence hoặc miền bắc Tây Ban Nha vào khoảng năm 1185; thứ hai, một nhóm người theo thuyết kabbalah ở Provence, nhân vật nổi bật nhất trong số đó là Rabbi Isaac ben Abraham Mù Lòa; và thứ ba, một trường phái kabbalah phát triển mạnh mẽ ở Girona, Catalonia, vào nửa đầu thế kỷ thứ mười ba. Những người theo thuyết kabbalah ở Girona, mà người lãnh đạo nổi bật nhất là Rabbi Moses ben Nachman (Nachmanides), đã tích hợp những lời dạy của Sách Bahir với những lời dạy của trường phái Provence, trình bày và phát triển chúng, đồng thời thiết lập những ý tưởng và thuật ngữ cơ bản đặc trưng cho kabbalah.

(Còn tiếp)

Theo dõi Dự án dịch Dẫn nhập Kabbalah: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com)

=====

Nhắn nhủ bạn đọc

Thực lòng, mình rất mong muốn có thể xuất bản cuốn sách này tại Việt Nam, tuy nhiên, như các bạn thấy đó, rất ít người Việt biết, quan tâm và mongmuốn nghiên cứu Kabbalah, dù nhiều người mong muốn ứng dụng nó vào bói toán, hay hào hứng với cách người Do Thái làm giàu. Dù vậy, phí bản quyền của cuốn sách này cũng không hề rẻ, và trong tình trạng eo hẹp về kinh tế, Book Hunter  & mình chưa sẵn sàng với cuộc chơi này.

Dẫn nhập Kabbalah (1): Tầm quan trọng của Kabbalah trong văn hóa Do Thái

Hà Thủy Nguyên: Tôi quyết định dịch cuốn sách Dẫn nhập Kabbalah của Joseph Dan (Tên tiếng Anh: "Kabbalah - A very short introduction", NXB Oxford University Press, 2006) và đăng tải online thay vì xuất bản chính thức và bán bởi vì cuốn sách phục vụ nhu cầu học hỏi của chính bản thân tôi nhiều hơn là hữu ích với ai đó. Khi tiếp cận văn hóa Do Thái, người ta thường quan tâm tới khía cạnh vĩ mô của chính trị, tôn

Dẫn nhập Kabbalah (3): Các luận thuyết bí truyền cổ đại

Chương 2 của cuốn sách có tựa đề "Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah", và bài này là phần đầu tiên của chương với tựa đề "Các luận thuyết bí truyền cổ đại". Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com) Các trường phái khác nhau của Kabbalah, từ

Dẫn nhập Kabbalah (2): Khái niệm thời Trung cổ

Mời các bạn đọc phần tiếp theo của Chương I - Khái niệm và ý nghĩa của Kabbalah. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives - Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com) Khái niệm Kabbalah thời Trung Cổ Đây là ý nghĩa tôn giáo duy nhất của thuật ngữ “kabbalah” trong suốt một thiên niên kỷ. Vào thế kỷ thứ

Dẫn nhập Kabbalah (4): Sefer Yezira – Sách Sáng Thế

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự ảnh hưởng của “Sefer Yezira - Sách Sáng Thế” lên Kabbalah. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com) Một trong những

Dẫn nhập Kabbalah (6): Sách Bahir

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự ảnh hưởng của sách Bahir - tác phẩm căn bản nhất thể hiện thế giới quan huyền bí của người Do Thái. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn