Home Dịch thuật Dẫn nhập Kabbalah (6): Sách Bahir

Dẫn nhập Kabbalah (6): Sách Bahir

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự ảnh hưởng của sách Bahir – tác phẩm căn bản nhất thể hiện thế giới quan huyền bí của người Do Thái. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com)

Sách Bahir là một khái luận vắn tắt; những ấn bản hiện đại cho thấy nó bao gồm khoảng 130 đến 200 đoạn văn. Cuốn sách được viết dưới dạng tập hợp các midras kinh điển (ND: tức phương thức chú giải kinh văn của người Do Thái), nhiều đoạn văn bắt đầu với tên gọi của một hiền triết talmud đã phát ngôn điều này. Tất cả các đoạn văn đều cắt nghĩa thánh thi hay các thi khúc khác. Những nhà hiền triết được cho là có liên đới đều được biết đến là tanaim (ND: thừa sai), những giáo sĩ ở thế kỷ hai, nhưng có vài cái tên hư cấu, ví dụ như Rabbi Amora. Đoạn văn đầu tiên được cho là của Rabbi Neunia ben ha-Kanah, một nhân vật nổi bật trong những khái luận về các hậu duệ xa xưa của người đánh xe. Bởi vì điều này, toàn bộ tác phẩm thường được gán cho Rabbi Nehunia. Các đoạn văn liên kết với nhau lỏng lẻo, và tác phẩm có vẻ như không có kết cấu mạch lạc, hệ thống. Nhiều câu và đoạn rất khó hiểu, trong một số trường hợp dường như có sự cố tình làm khó hiểu, nhằm mục đích khiến người đọc kinh ngạc. Tác phẩm bắt đầu với một vài tuyên bố liên quan đến sự sáng tạo. Trong phần đầu tiên của cuốn sách có nhiều cuộc thảo luận về các chữ cái trong bảng chữ cái, hình dạng và ý nghĩa tên của chúng. Phần được biết đến nhiều nhất của nó, phần ba cuối cùng của tác phẩm là sự mô tả bí ẩn về mười quyền năng thần thánh, đồng thời đại diện cho các cõi thần thánh.

Tác giả của cuốn sách đã sử dụng nhiều nguồn mà chúng ta đã biết, chủ yếu là các tuyên bố ở Talmud và Midrash liên quan đến các câu Kinh thánh, một số đoạn từ văn học Hekhalot và Merkavah, cũng như bình luận về các cụm từ trong những lời cầu nguyện truyền thống. Nhiều đoạn văn giải thích các câu và thuật ngữ từ Sefer Yezira (Sách Sáng Thế) cổ đại, chắc chắn là nguồn cảm hứng và thuật ngữ chính. Tác giả đã sử dụng các tác phẩm midrash cổ xưa về các chữ cái trong bảng chữ cái và phát triển ý tưởng cũng như phương pháp của mình theo những hướng mới. Tác phẩm này là chuyên luận đầu tiên của người Do Thái trình bày một cách tích cực khái niệm về sự chuyển sinh của các linh hồn, sự tái sinh hay chuyển sinh của cùng một linh hồn hết lần này đến lần khác. Tác giả đã sử dụng hàng chục câu chuyện ngụ ngôn, được trình bày theo cách thường thấy trong văn học midrash kinh điển; hầu hết đều bắt đầu bằng câu “Đây giống như một vị vua loài người” khi chủ thể của dụ ngôn là Thiên Chúa. Ông cũng sử dụng một số nguồn thời Trung cổ, chẳng hạn như các tác phẩm của Rabbi Abraham bar Hijja và Rabbi Abraham ibn Ezra, các triết gia Do Thái ở thế kỷ 12; những tài liệu tham khảo này giúp người ta có thể xác định thời điểm viết nó vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 12, có lẽ là khoảng năm 1185.

Việc chỉ định chuyên luận này là tác phẩm sớm nhất của kabbalah dựa trên việc trình bày ba khái niệm chính không được tìm thấy trong bất kỳ nguồn Do Thái nào trước đó. Đầu tiên là mô tả về thế giới thần thánh bao gồm mười vị trí, mười sức mạnh thần thánh, được gọi là ma’amarot (lời nói), được biết đến trong các tác phẩm kabbalah mà sau này chính là mười sefirot. Thứ hai là việc xác định một trong mười sức mạnh thần thánh là nữ tính, tách biệt với chín sức mạnh còn lại, và do đó đưa thuyết nhị nguyên giới tính vào hình ảnh của các cõi trời. Thứ ba là mô tả thế giới thần thánh như một cái cây ( ilan); tác phẩm nói rằng các sức mạnh thần thánh được đặt chồng lên nhau giống như các cành cây. Có vẻ như hình ảnh đó là một cái cây lộn ngược, rễ ở trên và cành của nó phát triển xuống dưới, hướng về mặt đất. Ba quan niệm này đã trở thành đặc điểm của toàn bộ kabbalah (với một số ngoại lệ, bao gồm cả Abraham Abulafia, người đã bác bỏ khái niệm mười sefirot), và sự hiện diện của chúng xác định các tác phẩm thuộc về kabbalah. Ngoài ba khái niệm này, trong Sách Bahir còn có một mô tả ấn tượng hơn về vương quốc của cái ác so với những mô tả thường thấy trong các nguồn tài liệu Do Thái trước đó, nhưng không có sự phân biệt sau chót giữa Chúa và Satan. Quyền năng của cái ác được mô tả như những ngón tay ở bàn tay trái của Chúa.

Thuyết nhị nguyên về thiện và ác chỉ được tìm thấy trong kabbalah ba thế hệ sau, trong chuyên luận của Rabbi Isaac ha-Cohen ở Castile, viết vào khoảng năm 1265.

(Còn tiếp)

Theo dõi Dự án dịch Dẫn nhập Kabbalah: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com)

=====

Nhắn nhủ bạn đọc

Thực lòng, mình rất mong muốn có thể xuất bản cuốn sách này tại Việt Nam, tuy nhiên, như các bạn thấy đó, rất ít người Việt biết, quan tâm và mongmuốn nghiên cứu Kabbalah, dù nhiều người mong muốn ứng dụng nó vào bói toán, hay hào hứng với cách người Do Thái làm giàu. Dù vậy, phí bản quyền của cuốn sách này cũng không hề rẻ, và trong tình trạng eo hẹp về kinh tế, Book Hunter  & mình chưa sẵn sàng với cuộc chơi này.

Dẫn nhập Kabbalah (5): Những người theo chủ nghĩa sùng đạo (pietism) tại Đức thời Trung cổ

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự hình thành các quan niệm về Kabbalah từ những giáo sĩ Do Thái theo chủ nghĩa sùng đạo tại Đức. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah

Dẫn nhập Kabbalah (3): Các luận thuyết bí truyền cổ đại

Chương 2 của cuốn sách có tựa đề "Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah", và bài này là phần đầu tiên của chương với tựa đề "Các luận thuyết bí truyền cổ đại". Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com) Các trường phái khác nhau của Kabbalah, từ

Dẫn nhập Kabbalah (4): Sefer Yezira – Sách Sáng Thế

Mời các bạn xem phần tiếp theo của Chương 2 trong cuốn sách có tựa đề “Bí Giáo Do Thái Cổ Đại và Sự trỗi dậy của Kabbalah”, nội dung xoay quanh sự ảnh hưởng của “Sefer Yezira - Sách Sáng Thế” lên Kabbalah. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives – Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com) Một trong những

Dẫn nhập Kabbalah (1): Tầm quan trọng của Kabbalah trong văn hóa Do Thái

Hà Thủy Nguyên: Tôi quyết định dịch cuốn sách Dẫn nhập Kabbalah của Joseph Dan (Tên tiếng Anh: "Kabbalah - A very short introduction", NXB Oxford University Press, 2006) và đăng tải online thay vì xuất bản chính thức và bán bởi vì cuốn sách phục vụ nhu cầu học hỏi của chính bản thân tôi nhiều hơn là hữu ích với ai đó. Khi tiếp cận văn hóa Do Thái, người ta thường quan tâm tới khía cạnh vĩ mô của chính trị, tôn

Dẫn nhập Kabbalah (2): Khái niệm thời Trung cổ

Mời các bạn đọc phần tiếp theo của Chương I - Khái niệm và ý nghĩa của Kabbalah. Để đọc toàn bộ chùm bài Dẫn nhập Kabbalah, được dịch từ cuốn sách “Kabbalah – A very short introduction”, NXB Oxford University Press, 2006, xin mời theo dõi tại đây: Dẫn nhập Kabbalah Archives - Hà Thuỷ Nguyên (hathuynguyen.com) Khái niệm Kabbalah thời Trung Cổ Đây là ý nghĩa tôn giáo duy nhất của thuật ngữ “kabbalah” trong suốt một thiên niên kỷ. Vào thế kỷ thứ